Liên minh chiến đấu Việt-Lào: Chúng tôi đã sống, chiến đấu cùng một chiến hào

2025-01-17 20:15:22
Quảng Bình và Khăm Muộn (Lào) tổ chức dâng hương tại Bia tượng niệm thanh niên xung phong Việt Nam – Lào
Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh Khăm Muộn (Lào) vừa tổ chức lễ dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Bia tưởng niệm Thanh niên xung phong Việt Nam - Lào và một số đài tượng niệm các Anh hùng liệt sĩ ở địa bàn xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.
Tỉnh Kon Tum tổ chức lễ xuất quân tham gia diễn tập phòng thủ dân sự tại tỉnh Attapư (Lào)
Ngày 15/7, tại Trung tâm huấn luyện quân sự địa phương, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ xuất quân khung thực binh diễn tập phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022 lên đường làm nhiệm vụ diễn tập cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Attapư (Lào).

50 năm trước, liên minh chiến đấu Việt – Lào đã giành chiến thắng trong chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum-Xiengkhouang, đánh bại một bước quan trọng trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" của Mỹ ở Lào. Chiến thắng Cánh đồng Chum năm 1972 đã trở thành biểu tượng sinh động của tình đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt Việt - Lào. Cánh đồng Chum-Xiengkhouang, hiện là di sản văn hóa thế giới thứ 3 của Lào. Cách đây 50 năm, nơi đây là một trong những địa điểm chiến đấu ác liệt trong Chiến dịch phòng ngự cánh đồng Chum - Xiengkhouang.

Trung tá Bounthanh Manivong.

Là một thanh niên có tinh thần yêu nước nồng nàn, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược, Trung tá Bounthanh Manivong khi đó đã xung phong nhập ngũ để cùng kề vai, sát cánh với quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu, bảo vệ cánh đồng Chum. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng Trung tá Bounthanh vẫn không quên những ký ức về năm tháng chiến đấu, cùng chung chiến hào, chia ngọt sẻ bùi với những người anh em Việt Nam sang Lào làm nghĩa vụ quốc tế. Đôi mắt Trung tá sáng ngời khi kể lại từng mảng hồi ức về tình đồng đội thời binh lửa của mình.

"Xung quanh Cánh đồng Chum này, tất cả các ngọn đồi cao ở đây đều có bộ đôi Việt Nam và Lào đóng giữ, đi đâu hai bên cũng đi cùng nhau, cùng ăn, cùng chiến đấu, luôn nắm chặt tay nhau cùng vượt qua mọi khó khăn. Có thể nói đây là tình đoàn kết cực kỳ vững chắc, không có ai, chẳng thời gian nào chia rẽ được tình đoàn kết Việt - Lào”, Trung tá Bounthanh khẳng định.

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương.

Với kinh nghiệm đánh thắng Mỹ trong chiến dịch Plei Me (Mặt trận Tây Nguyên) Việt Nam năm 1965, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương cùng đoàn công tác đặc biệt chỉ có 40 người, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo thành lập, dặn dò, giao nhiệm vụ đưa thêm quân tình nguyện sang giúp đỡ nước bạn Lào.

Thiếu tướng Hương cho biết, giai đoạn năm 1972 là giai đoạn ác liệt nhất ở Lào, cũng là giai đoạn ông phụ trách, ở Cánh đồng Chum có 4 chiến dịch thì tướng Hương làm chính ủy đến 4 chiến dịch và nơi đây còn là cái nôi của Cách mạng Lào.

Ông kể: "Trong những năm tháng kháng chiến khó khăn, gian khổ, tình cảm giữa quân tình nguyện Việt Nam và chỉ huy bộ đội Lào luôn ấm nồng với những chuyến thăm hỏi lẫn nhau ngoài chiến trường. Gói một ít muối, dọc đường hái vài quả ổi, quả ớt cũng có thể làm quà biếu. Các bạn Lào cũng đối đáp bằng khế, ớt, muối để đón tiếp những người bạn Việt Nam đến thăm. Đó là tình cảm đặc biệt được thể hiện qua câu nói “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”.

“Gặp nhau trong hoàn cảnh éo le như thế, đã chứng minh đúng là chúng ta đã chung một chiến hào, cùng sống cùng chết với nhau. Đó là một kỷ niệm đẹp thật sâu sắc về liên minh chiến đấu Việt - Lào”, tướng Hương quả quyết.

Trung tá Bounthanh Manivong cùng đồng đội thăm lại Cánh đồng Chum.

Mặc dù địch bắn phá ác liệt, nhưng lực lượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào không hề nao núng, càng đánh càng kiên cường, bền bỉ, tinh thần chiến sĩ càng vững mạnh. Đại tướng Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cho biết, Cánh đồng Chum là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương, nhất là chiến trường ở Lào. Bảo vệ được Cánh đồng Chum là giữ được tất cả các chiến trường ở Lào.

“Tại chiến dịch Cánh đồng Chum Xiengkhouang, cán bộ chiến sĩ Việt Nam đã giúp rất nhiều, vừa giúp vừa cùng làm với chúng tôi, cùng chiến đấu, sống chết có nhau kể từ khi địch mở chiến dịch tấn công và cho đến khi phản công lại địch, lực lượng của Việt Nam đã đánh vào điểm Phu Na Cốc khiến cho lực lượng của địch tan rã, giải quyết được vấn đề tại Cánh đồng Chum.”

Trong 179 ngày của chiến dịch bắt đầu từ ngày 21/5 đến ngày 15/11/1972, liên minh chiến đấu Việt - Lào tổ chức 244 trận đánh, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 5.700 quân địch, bắn rơi 38 máy bay, thu hơn 800 súng các loại, buộc quân tay sai Lào, Thái Lan và Mỹ phải rút khỏi Cánh đồng Chum. Thắng lợi của chiến dịch đã góp phần bảo vệ vững chắc vùng giải phóng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Lào.

Cánh đồng Chum Xiengkhouang đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách quốc tế trong hành trình khám phá đất nước Triệu Voi.

Cánh đồng Chum Xiengkhouang ngày nay đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách quốc tế trong hành trình khám phá đất nước Triệu Voi. Đến đây, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử của những chiếc chum đá có niên đại hàng nghìn năm tuổi mà còn được tìm hiểu về liên minh chiến đấu Việt - Lào, về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam – Lào.

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Mạch nguồn sáng tác bất tận của các nhạc sĩ Lào
Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng tắm chung dòng nước Mekong, hai dân tộc Việt - Lào đã chia ngọt sẻ bùi trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Biên phòng Quảng Bình đưa ánh sáng đến vùng biên nước bạn Lào
Chương trình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình phát động và tổ chức thực hiện đã và đang góp phần làm bừng sáng nhiều bản làng vùng biên giới Việt - Lào.

Nguồn bài viết : TK Loto

Top