Chàng trai Nhật Bản trồng rau sạch cho thực tập sinh Việt Nam |
"Công nữ Anio”- vở opera đặc biệt với câu chuyện về mối tâm giao Việt Nam-Nhật Bản |
Khi còn ở Việt Nam, chị làm nghề giao thuốc. Sau 6 năm, nhận thấy bố mẹ sẽ cần chăm sóc khi về già, chị dần quan tâm đến công việc điều dưỡng. Chị quyết định học tập và sang Nhật theo diện thực tập sinh kỹ năng để nâng cao thu nhập và tìm hiểu thêm về nghề. Bởi Nhật Bản là một quốc gia hàng đầu về chăm sóc điều dưỡng.
Năm 2019, chị đến Nhật. Sau 2 tháng đào tạo, chị bắt đầu làm việc tại một viện dưỡng lão tại thành phố Nara. Ban đầu, chị gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các từ ngữ chuyên ngành điều dưỡng vì lượng từ quá nhiều. Chị cũng chưa có kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ. Dù vậy, các bệnh nhân vẫn rất tốt bụng với chị, các đồng nghiệp cũng nhiệt tình hướng dẫn chị trong công việc.
Tháng 5 năm ngoái, chị đặt mục tiêu lấy chứng chỉ điều dưỡng viên. “Tôi muốn xem trình độ của mình đạt đến đâu sau 3 năm đến Nhật”, chị chia sẻ.
Chị Hòa (bìa phải) và bà Imada trò chuyện tại Viện dưỡng lão Well Care Haruka ở thành phố Yamatokoriyama, tỉnh Nara, Nhật Bản (Ảnh: Asahi Shimbun). |
Bài thi viết cho điều dưỡng viên đều là tiếng Nhật, trải dài trong 13 lĩnh vực, từ điều dưỡng cơ bản cho tới các kiến thức về khuyết tật, mất trí nhớ. Chị đã tham gia lớp học tăng cường vào những ngày nghỉ và đã thi đỗ vào tháng 3 năm nay.
Nếu đỗ chứng chỉ điều dưỡng viên, chị sẽ có tư cách lưu trú là “điều dưỡng” và có thể lưu trú tại Nhật Bản lâu dài. Chị Hoa đã rất vui khi biết mình đỗ và có thể ở Nhật lâu dài.
Tháng 1/2022, chị chuyển tới làm việc tại cơ sở dưỡng lão Well Care Haruka. Hàng ngày chị đánh thức bệnh nhân lúc 6h30 sáng, giúp họ ăn sáng, tập thể dục, vệ sinh và tắm rửa. Buổi tối, chị hỗ trợ những bệnh nhân bị thương hoặc sức khỏe không tốt.
Bà Imada, 90 tuổi, vào viện dưỡng lão từ tháng 10 năm ngoái. Bà cho biết: “Hoa là một cô gái tốt tính, nói tiếng Nhật tốt và cho tôi biết thêm nhiều điều”.
Chị Hoa vẫn còn muốn học tập nhiều hơn ở Nhật, ví dụ như kỹ năng điều dưỡng giúp giảm bớt gánh nặng cho bản thân hay cách giao tiếp với bệnh nhân.
“Một vài năm nữa, tôi sẽ trở về Việt Nam và truyền lại những kỹ năng điều dưỡng đã học được tại Nhật Bản cho các em khóa sau”, chị cho biết.
Theo Sở Lao động tỉnh Nara, (Nhật Bản), tính đến tháng 10/2022 có 7.072 người nước ngoài đang làm việc tại tỉnh, cao nhất từ trước tới nay. Tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực người Nhật. Trong số người nước ngoài làm việc tại tỉnh, người Việt chiếm số lượng đông nhất với 2.751 người, tiếp theo là Trung Quốc (1.160 người) và Philippines (589 người). Ngoài ra, có 34,6% người lao động có tư cách lưu trú là thực tập sinh kỹ năng, 26,2% có tư cách lưu trú trong lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật và 19,6% có tư cách lưu trú dựa trên nhân thân. Tại tỉnh Nara có 1.454 cơ sở có tuyển dụng lao động người nước ngoài, tăng 1,6 lần so với năm 2018. Lao động nước ngoài chủ yếu làm việc trong lĩnh vực chế tạo, y tế, bán buôn bán lẻ. |
Đưa gần 1.700 điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc |
Hỗ trợ tối đa kinh phí học tập cho thực tập sinh điều dưỡng Việt Nam làm việc tại Nhật Bản |
Nguồn bài viết : XS Thần tài Thứ Ba