Lan tỏa văn hóa Khmer ở Trà Vinh

2025-01-17 20:15:22
Lần đầu tiên, quân đội Lào - Việt Nam - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn
Dấu ấn hợp tác Quốc hội hai nước Việt Nam – Campuchia

Ngày 6/9 vừa qua, tờ Khmer Times của Campuchia đăng tải bài viết với tiêu đề "Chùa ở vùng Nam Bộ Việt Nam mở lớp dạy tiếng Khmer miễn phí" với ảnh toàn cảnh khuôn viên ngôi chùa Giồng Lớn (hay chùa Cò) thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Tờ báo cho biết, ngôi chùa hơn 300 tuổi này bắt đầu mở lớp hơn 10 năm nay. Mỗi năm có khoảng 100 học sinh, không phân biệt tuổi tác, thành phần, theo học trong khoảng 3 tháng. Chính quyền xã, huyện, tỉnh hỗ trợ về sách vở.

Em Sa Rương (ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú) cho biết em dành cả mùa hè ở chùa để học tiếng Khmer, một ngôn ngữ mà em mô tả là “khó nhưng thú vị”.

"Con đã học tiếng Khmer được 4 năm và khi học con thấy mình hiểu rõ hơn về văn hóa Campuchia", Sa Rương nói.

Theo Khmer Times, cách chùa Giồng Lớn khoảng 40 km là chùa Ông Mẹt, tọa lạc tại phường 1, thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), nơi có đông người đến học tiếng Khmer. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Trà Vinh, được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 2009. Nhiều thế hệ các nhà sư đến từ các ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh được đào tạo và học tập nơi đây.

Lớp học tiếng Khmer ở chùa Âng (phường 8, TP Trà Vinh) (Ảnh: Yên Ba).

Cách chùa Ông Mẹt 6km, lớp học tiếng Khmer ở chùa Âng (phường 8, TP Trà Vinh) được tổ chức trong một căn lán cũ với khoảng 30 em theo học.

Tỉnh Trà Vinh hiện có 143 chùa tổ chức dạy chữ Khmer vào dịp hè, thu hút đông đảo học sinh tham gia, là minh chứng cho sự thành công của địa phương trong việc đề cao truyền thống văn hóa dân tộc.

Chương trình tiếng Khmer hiện có 12 cấp độ học khác nhau, với 9 môn học như văn phạm Pali, văn phạm Khmer, dịch thuật Pali sang Khmer, văn học Khmer, văn thơ Khmer, Phật pháp căn bản...

Đến cuối mỗi khóa học, người học phải tham gia dự thi, trong đó cấp tiểu học phải hoàn thành 2 bài thi bắt buộc là Tập làm văn và Chính tả-Luyện từ và câu, cấp THCS là Tập làm văn và môn thi Ngữ pháp.

À Cha Thạch Luyễn là người giảng dạy nhiều năm tiếng Khmer tại chùa Giồng Lớn (xã Đại An, huyện Trà Cú) cho biết: Việc được dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc mình là nghĩa vụ của người học trước truyền lại cho người học sau, là truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer. Hàng năm chùa đều có mở lớp dạy ngoài giờ học tiếng Việt ở trường hoặc thời gian nghỉ hè các em muốn học thêm tiếng Khmer thì đến các điểm chùa ở địa phương để học.

Theo Thượng tọa Trương Văn Biển, trụ trì chùa Giồng Lớn, việc dạy chữ Khmer hè ở các chùa Phật giáo Nam tông từ trước đến nay đã trở thành truyền thống và góp phần quan trọng vào việc giảng dạy, học tập chữ Khmer cho con, em đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài việc dạy tiếng nói, chữ viết, nhà chùa còn giáo dục về đạo đức, nhân cách sống, về sự hiếu thảo và các nghi thức giao tiếp, ứng xử... Qua đó giúp các em từng bước tiếp thu đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ðồng bào đều xem việc học tập tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là nhu cầu, nguyện vọng thiết thực, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc của mình.

Ông Huỳnh Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Cú (Trà Vinh) cho biết, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Trà Cú luôn được chú trọng, quan tâm, xác định việc dạy và học chữ Pali có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer bởi kinh và giáo lý Phật giáo Khmer đều dùng chữ Pali, hàng năm các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều mở các lớp dạy Pali sơ cấp, trung cấp. Với tinh thần trách nhiệm, các vị sư sãi, À Cha tham gia giảng dạy các lớp Pali cho tăng sinh, học sinh xuyên suốt trong năm học. Việc học ngôn ngữ và giữ gìn chữ viết là giữ được tiếng nói và văn hóa của dân tộc mình.

Căn cứ vào Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia, hàng năm Chính phủ Hoàng gia Campuchia cấp 15 suất học bổng cho cán bộ, sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Campuchia bậc đại học và sau đại học. Ngoài ra, Campuchia cũng cấp cho Việt Nam 20 suất học bổng ngắn hạn học tiếng Khmer trong vòng 2 năm tại Campuchia. Hiện nay, có 94 du học sinh Việt Nam đang theo học tại Campuchia (gồm 3 tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 60 đại học và 22 người học tiếng Khmer).

Dự án Biên soạn Bộ Từ điển song ngữ Việt - Khmer và Khmer - Việt đã tạo điều kiện tốt hợp cho việc học tiếng Khmer tại Việt Nam và ngược lại.

Nhịp cầu gắn kết nhân dân Việt Nam - Campuchia
Tri ân anh hùng liệt sĩ Việt Nam hy sinh trên đất bạn Campuchia

Nguồn bài viết : Lô Đề

Top