Bộ xử lý LS1046-space của Teledyne e2v giúp nâng cao chất lượng Teledyne e2v vừa thông báo về việc cung cấp LS1046-space -bộ xử lý biên Cortex-A72 4 lõi, đủ tiêu chuẩn về không gian – cho các mô hình bay (flight models – FM) đủ tiêu chuẩn. Nhắm mục tiêu tính toán các ứng dụng không gian chuyên sâu, bao gồm vệ tinh thông lượng cao, nén dữ liệu, cũng như trí tuệ nhân tạo (AI) và hình ảnh, bộ xử lý này vượt trội hơn gấp 30 lần so với các lựa chọn hiện có. |
Nhiều giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vấn đề bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả tích cực, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tuy vậy, công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn. |
Hội thảo có sự tham gia của hơn 70 đại biểu bao gồm đại diện các Bộ, ngành trung ương như Bộ Y tế, Cục Trẻ em - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đại diện các tổ chức phi chính phủ, lãnh đạo và người hưởng lợi từ các địa phương đã lồng ghép PP ĐTTNNB trong hoạt động, cùng đại diện của Tổ chức Cứu trợ trẻ em.
Nhiều kiến thức áp dụng vào việc chăm sóc con
Tại hội thảo, đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn đã giới thiệu về dự án “Phát triển trí tuệ cho Tương lai tươi sáng” và PP ĐTTNNB, tài liệu định hướng lồng ghép PP ĐTTNNB vào các hoạt động của ngành Giáo dục và Y tế, kinh nghiệm lồng ghép PP ĐTTNNB vào các hoạt động của ngành Giáo dục và tác động của các hoạt động này đến người chăm sóc trẻ và trẻ tại địa phương.
Quang cảnh hội thảo. |
Ông Nguyễn Đình Liên, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn cho biết: “Việc lồng ghép PP ĐTTNNB đã giúp tăng cường năng lực, kỹ năng thực hành của cán bộ y tế và giáo dục, qua đó nâng cao hiệu quả công việc chuyên môn; đặc biệt, phương pháp này giúp hỗ trợ trẻ em có cơ hội phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm xã hội một cách toàn diện".
Hội thảo còn có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các đại biểu của Bộ, Sở ngành và các tổ chức phi chính phủ về PP ĐTTNNB, các bộ tài liệu về phương pháp, cách thức lồng ghép phương pháp này vào các hoạt động thường quy của ngành Y tế và Giáo dục và trao đổi về tính thực tiễn, những điều kiện cần thiết để lồng ghép PP ĐTTNNB tại các tỉnh trong tương lai.
Dự án “Phát triển trí tuệ cho tương lai tươi sáng” được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn phối hợp cùng Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn, với nguồn tài trợ từ Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Hồng Kông, nhằm hướng tới hỗ trợ trẻ em từ 0-3 tuổi phát huy hết khả năng của mình thông qua các biện pháp can thiệp sớm về giáo dục trong PP ĐTTNNB.
Các đại biểu tham dự hội thảo. |
Đánh thức tiềm năng não bộ là phương pháp tiếp cận được Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phát triển với mục tiêu hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ 0-3 tuổi thông qua việc khuyến khích người chăm sóc trẻ, cán bộ y tế cơ sở và giáo viên mầm non thực hành các kỹ năng chăm sóc đáp ứng và hỗ trợ phát triển cho trẻ. Sự kết hợp này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được khám phá môi trường xung quanh, thực hành các kỹ năng mới qua việc vui chơi, khám phá, trải nghiệm các tình huống và giao tiếp với người chăm sóc trẻ.
“Tham gia các buổi sinh hoạt do dự án tổ chức đã giúp tôi có nhiều kiến thức áp dụng vào việc chăm sóc con mình. Tôi thấy mọi việc bắt đầu dễ dàng hơn, không còn xáo trộn nhiều như thời điểm mới có em bé. Cảm ơn dự án đã giúp tôi trở thành “Ông bố quốc dân” như lời vợ tôi nói,” anh Hiếu, một người chăm sóc trẻ tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn chia sẻ.
Hỗ trợ gần 1500 trẻ em dưới 3 tuổi và gần 1300 người chăm sóc trẻ
Sau 3 năm thực hiện dự án, cùng với sự phối hợp của Phòng Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, dự án “Phát triển trí tuệ cho tương lai tươi sáng” đã hỗ trợ gần 1500 trẻ em dưới 3 tuổi và gần 1300 người chăm sóc trẻ tại 5 xã Đại Lịch, Minh An, Tân Thịnh, Thượng Bằng La và thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Người chăm sóc trẻ, các chuyến thăm hộ và hỗ trợ thực hành PP ĐTTNNB tại nhà.
Ngoài ra, hơn 800 nhà cung cấp dịch vụ và hơn 170 thành viên cộng đồng đã được tập huấn về PP ĐTTNNB, các khóa tập huấn bổ trợ, các tài liệu hướng dẫn lồng ghép và các sự kiện và chiến dịch truyền thông về phương pháp đánh thức tiềm năng não bộ.
Bà Lê Thị Thùy Dương, Giám đốc Chiến lược, Chất lượng và Hiệu quả Chương trình Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại Hội thảo, bà Lê Thị Thùy Dương, Giám đốc Chiến lược, Chất lượng và Hiệu quả Chương trình Tổ chức Cứu trợ Trẻ em ghi nhận những thành tựu của dự án và cảm ơn sự đồng hành của các Sở, Ban ngành tại Yên Bái trong suốt quá trình triển khai hoạt động.
Bà cũng bày tỏ sự tin tưởng vào kết quả tích cực của sự phối hợp liên ngành trong việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mới như PP ĐTNNB, cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế sẽ góp phần mang lại khởi đầu tốt đẹp và tương lai tươi sáng cho mọi trẻ em.
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm. |
Phương pháp đánh thức tiềm năng não bộ Tổng quan về PP ĐTTNNB: là một phương pháp hỗ trợ người chăm sóc trẻ (NCST) thực hành kỹ năng chăm sóc đáp ứng và hỗ trợ phát triển về giáo dục và sức khỏe cho trẻ từ 0-3 tuổi để trẻ phát huy hết khả năng phát triển của mình. Qua phương pháp ĐTTNNB, NCST và các nhân viên cung cấp dịch vụ hỗ trợ (giáo viên, nhân viên y tế) sẽ được hướng dẫn và áp dụng các thông tin về: - Chăm sóc đáp ứng: là cách người chăm sóc trẻ phản hồi một cách nhất quán và phù hợp với các tín hiệu, nhu cầu của trẻ. Qua đó, người chăm sóc trẻ và trẻ thể hiện mối quan hệ xã hội, tình cảm và xây dựng lòng tin, tôn trọng trong giao tiếp. - Hỗ trợ phát triển: là cách thúc đẩy quá trình học hỏi của trẻ nhỏ thông qua khám phá, trải nghiệm với môi trường xung quanh và tương tác với người chăm sóc trẻ. Chất lượng và tần suất tương tác quyết định số liên kết của các nơ-ron thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Để nhân rộng các tiếp cận trong tương lai, dự án sẽ tiếp tục nỗ lực vận động chính sách nhằm hỗ trợ trẻ phát huy hết khả năng của mình thông qua các biện pháp can thiệp sớm về sức khỏe và giáo dục. |
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật Ngày 20/9, tại Hà Nội, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD), và Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật”. |
Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Quảng Trị Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động chương trình “Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Quảng Trị” tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. |
Nguồn bài viết : Điện toán 6x36