Nhiều sáng kiến thúc đẩy hữu nghị nhân dân Việt Nam - Bỉ

2025-01-17 20:15:21
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác của Bỉ về đổi mới sáng tạo
Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ về an sinh xã hội

Tại Tọa đàm, nhiều sáng kiến, đề xuất thúc đẩy hữu nghị nhân dân Việt - Bỉ đã được các đại biểu chia sẻ (Ảnh: Trường Đại học Ngoại thương).

Hiến kế gắn kết quan hệ Việt - Bỉ

Ông Phan Ngọc Lân, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Luxemburg, thành viên Hội hữu nghị Bỉ - Việt cho rằng: “Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm các nước về cách thức quảng bá văn hóa như đưa nghệ sĩ lưu diễn ở nước ngoài, dịch các tác phẩm văn học nghệ thuật sang nhiều ngôn ngữ; tham gia các giải thưởng lớn, uy tín thế giới về văn hóa"...

Còn theo ThS Trịnh Đình Long, Công ty giải pháp phát triển doanh nghiệp Amica, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, trang thiết bị phương tiện. Việc tăng cường hợp tác, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ... giữa hai bên sẽ góp phần phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Piere Grega, Chủ tịch Hội Hữu nghị Bỉ - Việt cho biết, trên cơ sở quan hệ hữu nghị Việt - Bỉ sẽ mở rộng hợp tác hữu nghị với các hội hữu nghị ở châu Âu. Dự kiến vào tháng 10/2023 liên hiệp các hội hữu nghị của châu Âu sẽ họp bàn trao đổi về phương hướng hợp tác và hỗ trợ Việt Nam.

Ông Nicolas Dervaux, Trưởng Đại diện phái đoàn WBI tại Việt Nam đánh giá: Bỉ luôn rộng mở đón những người Việt Nam. Giai đoạn 1997-2021 đã có 805 người Việt nhận được học bổng tại Bỉ, 1998 chuyên gia được trao đổi giữa hai bên. Từ năm 2022-2024, Bỉ và Việt Nam cũng đã thông qua 27 dự án trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học, xã hội và văn hóa. Việc WBI là văn phòng đại diện duy nhất của Bỉ tại châu Á đã khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam đối với Bỉ.

Tại Tọa đàm các đại biểu cũng đã được nghe ông Nguyễn Văn Cường, nhà sáng lập thương hiệu Bia thủ công C-Brewmaster chia sẻ về quá trình phát triển thương hiệu Bia thủ công, về sự kết hợp giữa những ưu điểm của bia Bỉ với tính bản địa của Việt Nam. "Bỉ có hàng ngàn loại bia với hàng ngàn hương vi khác nhau. Tôi mở nhà máy bia ở Hà Nội và sử dụng kiến thức từng học ở Bỉ tạo ra các loại bia mang tính toàn cầu đồng thời sử dụng các loại nguyên liệu thân thuộc với người dân Việt Nam như quế, gừng, xả, chanh leo, mật mía, nhãn, vải,… tạo ra các loại bia mang tính bản địa Việt Nam", ông Cường chia sẻ.

Các ý kiến đại biểu cũng đề xuất sáng tạo một loại bia mới biểu tượng cho quan hệ Việt - Bỉ nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở kết hợp những nguyên liệu đặc trưng của hai nước. Với nhiều thành tựu và dư địa mới trong hợp tác, các đại biểu đều tin tưởng quan hệ tốt đẹp giữa hai bên sẽ tiếp tục được vun đắp, củng cố và phát triển, đáp ứng nguyện vọng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đại biểu hai nước trao đổi tại Tọa đàm (Ảnh: Hồng Anh).

Mở rộng cơ hội hợp tác

Phát biểu tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thu Giang, Trưởng Ban châu Âu, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho biết: quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và hợp tác giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Bỉ ngày càng được tăng cường, trong đó có nhiều đóng góp thiết thực từ kết quả hoạt động của các tổ chức nhân dân như Hội Hữu nghị Việt - Bỉ, Hội Hữu nghị Bỉ - Việt, Liên minh Bỉ - Việt... Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình mới, các tổ chức nhân dân cần đổi mới nội dung, thay đổi phương thức để thu hút, huy động thêm nhiều nguồn lực, các hoạt động giao lưu văn hóa có tính lan tỏa rộng rãi hơn, kết nối hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và Bỉ ngày càng sâu sắc hơn.

"Tọa đàm là dịp để hai bên trao đổi thông tin, thảo luận, đưa ra những sáng kiến, ý tưởng, phương thức mới phù hợp, thiết thực tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt giữa thế hệ trẻ của hai nước, khai thác tối đa tiềm năng và mở rộng cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực", bà Giang phát biểu.

PGS.TS. Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương, Phó Chủ tịch thường trực Hội hữu nghị Việt - Bỉ cho biết: Chương trình hợp tác hai bên trong thời gian tới sẽ nhấn mạnh tới lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, vấn đề thực hành, thực tập và chuyển giao. Đặc biệt, các chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực mà Việt Nam đang rất cần như vaccine, logistics, công nghiệp văn hóa, đổi mới sáng tạo. Trong đó, đổi mới sáng tạo là một trong những lĩnh vực được Bỉ và Việt Nam quan tâm thúc đẩy. Nhiều trường đại học cũng đã tiên phong về lĩnh vực này cùng với hoạt động khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên. Đây là những triển vọng mới cho sự hợp tác phục vụ cho sự phát triển của cả hai bên.

Theo Tiến sĩ Vũ Thị Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bồi dưỡng và Tư vấn kinh tế đối ngoại (FERETCO), Đại học Ngoại thương, ủy viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Bỉ: Thời gian tới, Hội sẽ mở rộng và phát triển công tác Hội trong các lĩnh vực trọng tâm hợp tác giữa hai nước như: giáo dục, kinh tế, thương mại...; tập hợp các tổ chức, cá nhân người Việt Nam đã và đang sống, học tập, làm việc tại Vương quốc Bỉ có mong muốn đóng góp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước. Thông qua các hoạt động của Hội với các thành viên, các đối tác Bỉ sẽ góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Bỉ đối với sự nghiệp xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển đảo của Việt Nam.

Vương quốc Bỉ là một trong những nước Tây Âu đầu tiên sớm công nhận và chính thức thiết lập quan hệ với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 23/3/1973. Trong giai đoạn những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, Chính phủ và nhân dân Bỉ đã dành cho Việt Nam sự quan tâm quý báu thông qua các dự án viện trợ, góp phần tích cực đối với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trải qua chặng đường 50 năm, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, nhất là chính trị - ngoại giao, thương mại, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, hợp tác khoa học - công nghệ, hợp tác phát triển... ở cả cấp liên bang, vùng và cộng đồng.

Hiện nay, Bỉ là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam tại EU và là nước tích cực quan tâm, có nhiều dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng trị giá hơn 1,1 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực logistics và phát triển hạ tầng mà Bỉ có thế mạnh. Việt Nam và Bỉ thiết lập Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế vào năm 2011, trở thành đối tác chiến lược của nhau trong hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2018.

Việt Nam và Bỉ ngày càng quan tâm, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, trao đổi học thuật giữa các trường đại học, viện nghiên cứu của hai bên. Bỉ đã trở thành một trong năm nước EU có nhiều du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học bậc cử nhân và sau đại học.

Hai bên cũng tích cực hợp tác về khoa học - công nghệ, giao thông vận tải và quốc phòng an ninh, cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực phòng chống biến đổi khí hậu và an ninh phi truyền thống.

Chủ tịch Hạ viện Bỉ khẳng định ủng hộ tăng cường hợp tác với Việt Nam
Nghị viện Bỉ coi trọng việc duy trì và củng cố quan hệ với Việt Nam

Nguồn bài viết : GIẢI Đá gà Tre MỚI nhất

Top