Thầy giáo Việt vượt qua khó khăn đem con chữ đến học sinh vùng cao Lào Công tác tại Luang Namtha - tỉnh vùng cao phía Bắc Lào, thầy giáo Nguyễn Thành Ngọc đã có những tháng ngày đáng nhớ khi vượt qua khó khăn đem con chữ đến các em học sinh Lào, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào. |
Nơi gieo mầm ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Italy Tháng 5 tới, những cử nhân tiếng Việt đầu tiên của trường Đại học Ca’ Foscari tại thành phố Venice (Italy) sẽ tốt nghiệp ra trường, bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống và đánh dấu một mốc quan trọng trong việc giảng dạy và học tập tiếng Việt tại Italy. |
Hiệu trưởng kiêm lao công lương chỉ hơn 4 triệu
Thầy Nguyễn Văn Hào, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khmer Việt Nam, tỉnh Preyveng, Campuchia, kể lúc mới về Trường, thầy nghe mọi người xì xầm: “Thầy này trông ốm yếu thư sinh quá về đây không biết ở được mấy tháng sẽ đi”. Trước đó một người đồng nghiệp trong trường bảo rằng đã có bốn thầy cô bỏ nghề vì không chịu nổi cảnh khó khăn vất vả ở nơi này. Thầy hơi chột dạ không biết mình đã quyết định đúng hay chưa. Tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Toán - Tin, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, không khó để thầy xin một việc làm ở quê, nhưng thầy vẫn quyết định đến Campuchia theo lời vận động của các cô chú ở Tổng hội người Campuchia gốc Việt.
Thầy Nguyễn Văn Hào tổ chức hội trại cho các em học sinh Trường Tiểu học Khmer Việt Nam, tỉnh Preyveng, Campuchia. |
Thầy Hào là người đầu tiên và duy nhất ở ngôi trường này có bằng Đại học sư phạm. Vì là người có trình độ cao nhất ở đây, nên thầy luôn được phân công dạy các lớp quan trọng. Một năm sau đó, thầy được bổ nhiệm là Hiệu trưởng trường. Hơn 7 năm qua, dù là Hiệu trưởng nhưng thầy Hào không chỉ làm công tác lãnh đạo quản lý, mà còn kiêm luôn cả việc dạy học.
Lớp học của thầy lúc nào cũng là lớp học đặc biệt. Chỉ trong một phòng, thầy Hào dạy một lúc 3 lớp: lớp ba, lớp bốn và lớp năm. Vừa giảng bài cho và cho bài tập cho lớp ba xong, thầy lại quay qua bên phía bên kia bảng, giảng bài cho lớp bốn. Việc dạy học trong lớp có nhiều học sinh với trình độ khác nhau, ngoài việc người thầy phải tập trung làm việc gấp 3 lần bình thường, nhưng điều khó khăn hơn nữa là phải có biện pháp hiệu quả để tất cả các em cùng tập trung vào bài học của mình.
Sau giờ tan trường, khi học sinh ra về, thầy lại kiêm luôn chân lao công, quét dọn lớp học. Điện hay đường ống nước trong trường hỏng, do một tay thầy sửa. Nhiều bàn ghế, giá sách trong trường cũng do thầy đóng. Thầy cho biết: “Trường có khoảng 300 học sinh, luôn cả tôi chỉ có 5 giáo viên, nên tôi phải gồng gánh nhiều việc cùng một lúc”.
Ngoài các buổi học chính khoá, thầy Hào còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khoá cho các em như: tổ chức sinh nhật, ngày Quốc tế thiếu nhi, tổ chức các cuộc thi như thi vẽ tranh, thi viết chữ đẹp, thi văn nghệ…. cho các em tham gia. Thầy cho rằng, tạo một không gian vui tươi lành mạnh có thể giúp các em nối kết với bạn bè thầy cô nhiều hơn, yêu quý trường lớp hơn. Với những hoạt động này, các em sẽ có thêm niềm vui và sự hứng thú trong việc học.
Mỗi mùa khai giảng thầy Nguyễn Văn Hào đều phải đi vận động mạnh thường quân hỗ trợ cho các em học sinh nghèo. |
Thành công nhất trong đó có lẽ tổ chức trại hè cho các em học sinh. Theo thầy, đây là kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò. Trong hội trại, các em được tham gia nhiều hoạt động vui tươi ý nghĩa như hái hoa dân chủ, hát, chơi trò chơi tập thể bên ánh lửa trại bập bùng… Để sau này, khi phải giã từ thời cắp sách tươi đẹp, các em còn lưu giữ những hồi ức thân thương về bạn bè, trường lớp.
Dù cường độ làm việc của thầy gấp 3 lần giáo viên thông thường, lại là một trong những giáo viên hiếm hoi có bằng cử nhân sư phạm chính quy ở các trường của người Việt tại Campuchia, nhưng lương của thầy vẫn “cào bằng” như những giáo viên khác 125 USD/tháng, cộng thêm phụ cấp chức vụ hiệu trưởng 25 USD, tổng cộng mỗi tháng thầy nhận là 150 USD. Để có thể sống và trụ vững được với nghề giáo, vợ chồng thầy phải mở quán bán quà vặt. Thầy thì tranh thủ làm thêm các công việc khác như sửa chữa, cài đặt máy tính, chụp ảnh, pho-to… để giúp trang trải một phần kinh phí sinh hoạt trong gia đình.
Những món nợ ân tình
Thuở nhỏ, thầy Hào theo cha mẹ sang Campuchia kiếm sống bằng nghề chài lưới và buôn bán quần áo cũ ngoài chợ trời. Việc học hành của người Việt trên đất khách vô cùng khó khăn, vất vả. Học hết lớp 3, thầy phải về Đồng Tháp sống với ngoại để có điều kiện đi học tiếp. Sau đó, đến khi học lớp 12, các cô chú trong Tổng hội Người Campuchia gốc Việt giới thiệu cho thầy một suất học bổng của Chính phủ Việt Nam dành cho con em kiều bào. Nhờ vậy, mà thầy có cơ hội được học tiếp lên Đại học. Cảm kích trước tấm lòng của những người đã hỗ trợ thầy trên con đường học vấn lắm gian truân, thầy đã từng mong rằng sau này sẽ trở thành thầy giáo để giúp những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn như một cách để tri ân những người đã giúp thầy.
Thầy Hào tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh. |
Thầy thật thà kể lại rằng: “Ban đầu tôi cứ nghĩ đi một, hai năm rồi về chứ không nghĩ sẽ gắn bó lâu dài, vì ở nơi này tiền bạc không có, tương lai cũng không, nhiều khi, tôi cũng thấy có lỗi với gia đình, với vợ con nhiều lắm. Song, mỗi lần tôi có ý định quay trở lại Việt Nam thì học trò lại đến khóc bảo thầy ơi, thầy đừng bỏ tụi con. Phụ huynh cũng sang động viên, nếu có khó khăn gì thầy cứ mở lời, chúng tôi sẽ giúp chứ đừng đi. Nên tôi đi không đành”. Thầy nói: “Ở đây tuy nghèo khó thật, nhưng tình cảm thầy trò rất ấm áp. Phụ huynh cũng thương giáo viên lắm, có món gì ngon cũng đem cho”.
Trong khoảng 10 năm gắn bó với nghiệp phấn trắng - bảng đen ở vùng đất Preyveng này, thầy Hào cho biết, do nhiều nguyên nhân chỉ có khoảng 04 em học sinh có điều kiện học tiếp lên cấp hai.
Thầy Hào cho biết thêm: “Ở đây, tất cả học sinh đi học đều miễn phí hoàn toàn. Sách vở, đồng phục cũng được nhà trường vận động rồi phát cho các em. Có nhiều em rất ham học, nhưng bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình. Tôi có xin cho gia đình cho các em đi học, họ nể tình cho học thêm vài tháng rồi sau đó cũng bắt nghỉ. Họ nói với tôi, học biết chữ, biết tính toán là đủ rồi, còn phải phụ giúp gia đình kiếm sống nữa...”
Thầy giáo Việt và hành trình 10 năm gieo chữ trên đất Lào Bằng lòng yêu nghề và nhiệt huyết tuổi trẻ, hơn 10 năm qua, thầy giáo Trương Văn Phương đã hết mình với nhiệm vụ dạy tiếng Việt trên đất Lào cho các thế hệ con em Việt kiều và học sinh nước bạn. |
Gieo “hạt giống đỏ” trên biên giới Trong bối cảnh một số địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển đảng viên ở vùng biên giới, Đồn Biên phòng Thị Hoa, BĐBP Cao Bằng đã triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển đảng viên là chiến sĩ nghĩa vụ trong BĐBP Cao Bằng”, tạo động lực để các chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần gieo “hạt giống đỏ” cho các địa phương sau khi các chiến sĩ xuất ngũ trở về. |
Nguồn bài viết : XSMB hôm qua