Phát triển giáo dục STEAM bình đẳng cho trẻ em ở Việt Nam

2025-01-17 20:15:25
VUFO và Mạng lưới Hữu nghị Việt – Anh sẽ phối hợp thúc đẩy giao lưu nhân dân trong lĩnh vực giáo dục
Cơ hội cho sinh viên Việt Nam và Thái Lan trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa

Tổ chức STEAM for Vietnam, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Trung tâm Hoa Kỳ (trực thuộc Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ) phối hợp cùng Đại học Phenikaa tổ chức Ngày hội khám phá STEAM vào ngày 26-27/8 nhằm tái định hướng giáo dục thông qua sức mạnh của giáo dục STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học).

Với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo, mở khóa đam mê”, STEAMese Festival 2023 thu hút hơn 1.000 trẻ em, thanh thiếu niên, phụ khuynh và giáo viên từ các vùng miền khác nhau, trong đó có Hà Nội, Lào Cai và Sóc Trăng.

Không chỉ đơn thuần là sự kiện giáo dục, STEAMese Festival còn là một ngày hội đúng nghĩa với vô vàn các hoạt động trải nghiệm lý thú dành cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh trên toàn Việt Nam.

Các hoạt động khám phá và trải nghiệm đang diễn ra tại trường Đại học Phenikaa trong khuôn khổ Ngày hội STEAMese với trẻ em và thanh thiếu niên cùng tạo dựng tương lai Việt Nam với kỹ năng STEAM.

Giáo dục STEAM góp phần tăng cường phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng và quốc gia, và xây dựng nền kinh tế cho tương lai. Tại Việt Nam, cũng như trong nhiều quốc gia khác, việc thiếu sự đại diện của trẻ em gái và nữ giới trong lĩnh vực STEAM thường xuất phát từ các chuẩn mực giới không bình đẳng rằng con gái không có khả năng và kỹ năng phù hợp cho các lĩnh vực cần giải quyết vấn đề và tư duy khám phá.

Các quan niệm này còn phổ biến ở các gia đình, giữa các giáo viên, nhà tuyển dụng và cộng đồng. Chính các định kiến này liên quan đến áp lực xã hội khác nhau dẫn đến việc các bạn gái ít tham gia trong các lĩnh vực STEAM.

"Giáo dục STEAM chất lượng, công bằng và bình đẳng cho tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em nữ, vô cùng quan trọng. Chúng tôi tin rằng nền tảng vững chắc của giáo dục STEAM sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của thế hệ tiếp theo của Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Hệ sinh thái các chương trình của STEAM for Vietnam xoay quanh sứ mệnh mang giáo dục STEAM hiện đại cho trẻ em Việt Nam từ 6 đến 18 tuổi thông qua các công nghệ tiên tiến, mô hình giáo dục sáng tạo và chuyên môn của giáo viên,” bà Nguyễn Phương Thuỷ, Đồng sáng lập Quỹ STEAM for Việt Nam chia sẻ tại lễ khai mạc sáng 27/8.

Theo bà Thủy, lễ hội này là một điểm nhấn trong hành trình của chúng tôi để khuyến khích quyền truy cập bình đẳng cho tất cả trẻ em đến giáo dục STEAM miễn phí theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bà Kate Bartlett, Tùy viên văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nhận định, thanh niên Việt Nam là những công dân toàn cầu năng động, tài năng và đầy tham vọng. Tiềm năng của họ là vô giới hạn.

Bà cũng khẳng định, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam cam kết ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đào tạo lực lượng lao động thế kỷ 21 sẵn sàng hội nhập toàn cầu.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hòi cần chuyển đổi giáo dục để trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng cần thiết – những kỹ năng khác xa với việc học tập dựa vào trí nhớ một cách truyền thống.

"Tiến bộ và đầu tư vào giáo dục STEAM và kỹ năng chuyển đổi – dành cho cả nam và nữ, là ưu tiên hàng đầu cho Việt Nam được UNICEF cam kết mạnh mẽ," bà Lê Anh Lan, Chuyên gia Giáo dục UNICEF Việt Nam phát biểu.

Bằng chứng chỉ ra những thách thức cụ thể đối với trẻ em gái và các bạn học sinh nữ khi sự khác biệt giới tính đã được định hình từ thời điểm trước khi được sinh ra. Do vậy sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực STEAM có thể nhận thấy từ rất sớm trong giáo dục và phải được giải quyết trong toàn bộ quá trình học tập, bắt đầu từ cấp mầm non, thay vì thông qua các chính sách hoặc chương trình bắt kịp sau khi nữ giới tham gia thị trường lao động.

"Khích lệ hoài bão của trẻ em gái trong lĩnh vực STEAM là quan trọng, cũng như việc hỗ trợ cách tiếp cận toàn diện đối với kỹ năng, khám phá công việc phù hợp và các cách tiếp cận việc làm góp phần đáp ứng được nhu cầu của các bạn gái và nữ giới,” bà Lan khẳng định.

Phiên tọa đàm với chủ đề ‘Giáo dục STEAM công bằng cho trẻ em từ nhỏ’

Sau lễ khai mạc là phiên tọa đàm với chủ đề ‘Giáo dục STEAM công bằng cho trẻ em từ nhỏ’. Tại đây, các chuyên gia quốc tế và trong nước cùng trao đổi và bàn luận về các bài học phát triển giáo dục STEAM thành công trên thế giới, những khó khăn Việt Nam đang đối mặt khi triển khai mô hình giáo dục này, đặc biệt trong việc mang giáo dục STEAM bình đẳng đến với trẻ em gái.

Ngày hội bao gồm hàng loạt phiên thảo luận, hoạt động hội thảo, tọa đàm từ các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, cũng như khu trưng bày và trò chơi tương tác, trải nghiệm, triển lãm sản phẩm tại Hội chợ khoa học STEAM Funfair hay Robot Realms.

Bên cạnh đó còn có các chương trình sáng tạo như cùng Figma sáng tạo các nhân vật trong dự án lập trình; thiết kế giảng dạy chương trình "Be Internet Awesome – Em an toàn hơn cùng Google".

Ngoài ra, ngày hội còn có Giải giao hữu VEX IQ Robotics; lễ trao giải Cuộc thi Hackathon STEAMHacks; cùng lễ hội âm nhạc sôi động.

Giao lưu văn hóa, giáo dục giữa Hà Nội và Fukuoka lần 5
Sáng ngày 9/8, trong khuôn khổ chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục lần thứ 5 giữa học sinh Hà Nội và tỉnh Fukuoka (Nhật Bản), đoàn cán bộ, giáo viên và học sinh tỉnh Fukuoka đã tới thăm, giao lưu cùng thầy cô và học sinh trường THPT Việt Đức.
Cơ hội cho sinh viên Việt Nam và Thái Lan trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa
Trường Đại học FPT hợp tác với trường Đại học Khon Kaen (KKU), Đại học Chulalongkorn (CU Language Institute) và Đại học Công nghệ King Mongkut Thonburi (KMUTT) của Thái Lan trong các lĩnh vực nghiên cứu, trao đổi học thuật và sinh viên...

Nguồn bài viết : Trận đá gà 24 tỷ

Top