Nhạc giao hưởng kết nối nhân dân Việt Nam - Nhật Bản |
Bản hòa âm của ẩm thực đường phố Nhật Bản - Việt Nam |
Chương trình do Viện Nghiên cứu phát triển Văn Hoá, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF) và Hội Giao lưu Văn hoá Việt Nam – Nhật Bản đồng tổ chức. Theo PGS.TS Ngô Minh Thủy, Viện trưởng CLEF, Liên hoan dân ca Việt - Nhật và Cuộc thi dịch dân ca Việt - Nhật 2023 giới thiệu một số làn điệu dân ca của Việt Nam, Nhật Bản; góp phần tăng cường sự hiểu biết, thúc đẩy việc học tập ngôn ngữ, văn hóa của hai nước; lan tỏa tình yêu với các làn điệu dân ca nói riêng và âm nhạc nói chung của hai dân tộc.
Thí sinh Đỗ Thế Duyệt đoạt giải Nhất hạng mục dịch bài dân ca Việt Nam "Bèo dạt mây trôi" với phần thưởng 5 triệu đồng (Ảnh: Thành Luân) |
Được triển khai từ tháng 5/2023, cuộc thi dịch dân ca của Việt Nam – Nhật Bản 2023 nhằm chọn ra những bản dịch tốt nhất của bài dân ca Việt Nam “Bèo dạt mây trôi” sang tiếng Nhật và bài dân ca Nhật Bản “Sakura, Sakura” sang tiếng Việt.
Theo nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Ngô Tự Lập, thành viên Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo, quyết định lựa chọn bài "Bèo dạt mây trôi" và "Sakura, Sakura" được Hội đồng cố vấn đưa ra sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các bài dân ca dựa trên các tiêu chí: chủ đề, tính phổ biến, tính đại diện trong hai nền âm nhạc truyền thống.
Cuộc thi được tổ chức dành cho mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, quốc tịch. Mỗi người có thể tham gia dịch một hoặc cả hai bài hát.
"Bản dịch vừa phải trung thành về ngữ nghĩa, vừa phải phù hợp với giai điệu, có giá trị văn học hay sáng tạo đặc biệt. Đây là yêu cầu cao, nhất là khi có những khó khăn do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Chẳng hạn, tiếng Việt có cấu trúc chủ - vị, chính trước phụ sau trong khi tiếng Nhật động từ luôn ở cuối câu. Điều này khiến người dịch phải có giải pháp về cấu trúc, ngữ đoạn đặc biệt. Một khó khăn khác là tiếng Việt có 6 thanh điệu, tạo ra sức ép lớn đối với người dịch khi lựa chọn các từ phù hợp cho các nốt nhất định. Ngoài ra, tiếng Nhật đa âm, cùng một từ có nhiều âm, ứng với nhiều nốt nhạc, trong khi một từ tương ứng của tiếng Việt có một, hai âm...", ông Ngô Tự Lập cho biết.
Ca sĩ Nhật Huyền biểu diễn bài dân ca "Sakura, Sakura" bằng tiếng Việt và tiếng Nhật. (Ảnh :Thành Luân) |
Từ 15/5 đến 20/9, Ban Tổ chức đã nhận được 124 bài dự thi (52 bản dịch bài “Bèo dạt mây trôi” sang tiếng Nhật và 72 bản dịch bài “Sakura, Sakura” sang tiếng Việt). Ban giám khảo gồm các chuyên gia văn hoá, ngôn ngữ, nhạc sĩ, nhà thơ của Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành chấm qua hai vòng Sơ khảo và Chung khảo.
Kết quả, ở hạng mục dịch bài dân ca Việt Nam "Bèo dạt mây trôi" Ban giám khảo lựa chọn được một giải Nhất (thuộc về thí sinh Đỗ Thế Duyệt); một giải Nhì (Nguyễn Huỳnh Kim Ngân); một giải Ba (Phạm Thị Tố Uyên).
Ở hạng mục dịch bài dân ca Nhật Bản "Sakura, Sakura" có một giải Nhì (Nguyễn Mai Khanh); hai giải ba (Đặng Hương Giang; Đỗ Mai Phương). Hạng mục này không có giải Nhất.
Đỗ Thế Duyệt biểu diễn bài dân ca "Bèo dạt mây trôi" với giai điệu mượt mà, sâu lắng bằng tiếng Nhật. (Video: Thành Luân)
Cũng tại Liên hoan, 5 bài dân ca từ nhiều vùng của Việt Nam gồm: "Trống cơm"; "Ru con Nam Bộ"; “Về đây anh hỡi”; “Gà gáy le te”; “Đi cấy” và 5 bài dân ca của Nhật Bản gồm: “Hái hồng hoa”, “Hò đánh cá”, “Thợ làm than đảo Kyushu”, “Cắt cỏ tranh” và “Asadoya Yunta” được các nghệ sĩ trình diễn bằng hai thứ tiếng.
Trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại, Đỗ Thế Duyệt (sinh năm 1999, cựu sinh viên khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội) cho biết: "Bèo dạt mây trôi" là bài dân ca yêu thích của em, tuy nhiên để dịch sang tiếng Nhật không đơn giản. Bản dịch đòi hỏi phải có giai điệu, do đó trong quá trình dịch em phải nghe rất nhiều bài dân ca Nhật Bản. Duyệt mong muốn thông qua bài dân ca "Bèo dạt mây trôi", người dân Việt Nam và Nhật Bản có thể thưởng thức vẻ đẹp văn hóa, con người Việt Nam, qua đó góp phần làm cho quan hệ hai nước ngày càng bền chặt. |
Nhiều “mô hình Việt Nam” đậm tình Nhật Bản |
Người “xây cầu kiều” cho học sinh Việt Nam sang Nhật |
Nguồn bài viết : Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc