Mỗi nghị sĩ trẻ là một Đại sứ của tình hữu nghị |
Nghị sĩ trẻ cam kết hành động thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững |
Trần Quý Nhân, sinh viên năm 2 trường Đại học Kinh tế quốc dân, liên lạc viên đoàn Bahrain:
Trần Quý Nhân (trái) và các đại biểu từ Bahrain (Ảnh: Hồng Anh) |
Đây là lần đầu tiên em tham gia sự kiện quốc tế quy mô lớn. Có nhiều nguyên tắc, yêu cầu chúng em cần ghi nhớ, tuân thủ. Để phục vụ tốt nhất cho đại biểu tham dự sự kiện, chúng em luôn cố gắng theo sát các đại biểu, thông báo chính xác nội dung chương trình, thời gian, địa điểm phòng họp, những loại thẻ, giấy tờ đại biểu cần chuẩn bị.
Quá trình hỗ trợ, chúng em cũng tiếp nhận một số yêu cầu phát sinh. Trong phiên làm việc ngày 15/9, sau khi hoàn thành chương trình nghị sự, một đại biểu mệt và muốn được về chỗ nghỉ sớm. Xe chung của ban tổ chức phải chờ đại biểu có mặt đông đủ mới di chuyển. Còn xe riêng của đoàn, trợ lý đã đặt sẵn trước khi sang Việt Nam tuy nhiên để di chuyển vào bên trong địa điểm thì phải đăng ký để được cấp thẻ ra vào. Khi cảnh vệ kiểm tra giấy tờ chúng em mới biết để thực hiện thủ tục nên mất thêm thời gian. May mắn là các anh chị ở Ban tổ chức hỗ trợ kịp thời, trách nhiệm để đại biểu không phải mất thời gian chờ đợi lâu.
Đoàn đại biểu nghị sĩ Bahrain em phụ trách có người theo đạo Hồi. Trước mỗi bữa ăn, em phải thông báo các món ăn trong thực đơn đến đại biểu, hỏi xem họ có thể ăn được những món nào hay muốn chế độ ăn riêng như nào rồi báo lại để ban tổ chức sắp xếp.
Sau sự kiện em thấy bản thân học được cách tháp tùng một đoàn khách quốc tế và thêm nhiều kiến thức khi tìm hiểu về các nước sở tại cũng như các sự kiện quốc tế, phong cách lễ tân ngoại giao, cách xử lý tình huống phát sinh.
Lương Phương Thảo, sinh viên năm 2 ngành Kinh tế quốc tế, trường Đại học Ngoại thương, liên lạc viên đoàn Vương quốc Anh:
Lương Phương Thảo, sinh viên năm 2 ngành Kinh tế quốc tế. (Ảnh: Hồng Anh) |
Lúc em dẫn đại biểu từ sân bay về thì ban tổ chức có sắp xếp xe. Vì xe rất lớn nên chở nhiều đoàn. Các đoàn phải chờ nhau, đại biểu nước này đợi đại biểu nước kia. Đoàn Vương quốc Anh của em được sắp xếp đi cùng 2 đoàn là Liên bang Nga và Angola. Tuy nhiên đại biểu Đoàn Liên bang Nga đã đi xe riêng cùng Đại sứ quán. Trong khi chờ đợi đại biểu đoàn Angola, em nghĩ mình cần làm điều gì đó để đại biểu đỡ sốt ruột. Em hỏi thăm đại biểu về hành trình đến với Việt Nam, gợi ý những địa điểm, những món ăn mà đại biểu có thể nếm thử khi đến Hà Nội.
Khi em giới thiệu món cốm Hà Nội, các đại biểu trong đoàn ồ lên thích thú. Các chị hỏi em vì sao từ hạt gạo mà cốm lại có màu xanh và bày tỏ mong ước sẽ được nếm thử thức quà Việt dung dị này.
Hai đại biểu cũng hướng dẫn cho em cách nói lời chúc may mắn. Đầu tiên các chị sẽ nói trước để nghe, sau đó hướng dẫn thêm bằng ký hiệu để em ấn tượng và dễ nhớ. Các chị cũng dạy em cách giao tiếp với người nước ngoài sao cho tự nhiên hơn và em rất trân trọng điều đó.
Sự kiện quy tụ những nghị sĩ trẻ, có cả nghị sĩ genZ trẻ trung, năng động, cá tính nên những câu chuyện trao đổi cùng chúng em rất gần gũi, tự nhiên và thân thiết.
Đặng Thế Giang, sinh viên năm 3 khoa tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội, liên lạc viên đoàn Indonesia:
Đặng Thế Giang, sinh viên năm 3 khoa tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội. (Ảnh: Hồng Anh) |
Trong sự kiện bế mạc vừa rồi, một đại biểu trong đoàn Indonesia làm Chủ tọa phiên bế mạc. Tuy nhiên chương trình sự kiện do Ban tổ chức phía Việt Nam và phía IPU có sự khác biệt. Theo đó, chương trình do Việt Nam đưa ra có nhiều đại biểu Việt Nam phát biểu hơn nhưng thực tế chỉ có 2 đại biểu. Điều này khiến phần nội dung của Chủ tọa bị đẩy lên sớm hơn. Em đã liên lạc với Ban Thư ký Quốc gia và trợ lý của IPU để xác nhận lại, tìm ra timeline chính xác nhất. Cả Ban tổ chức lẫn phía IPU đều hỗ trợ rất nhiệt tình, phản hồi sớm giúp sự kiện được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
Một sự kiện khác là trước hôm diễn ra phiên họp đầu tiên, đoàn Indonesia có thêm đại biểu mới đến. Ngay 11 giờ đêm hôm đó, em đã liên lạc với ban quản lý đội tình nguyện để từ đó liên hệ với Ban tổ chức và Bộ Ngoại giao cấp thêm 1 thẻ đại biểu, 1 thư mời mới và 2 phù hiệu xe. Phía Ban tổ chức đã hỗ trợ em rất nhiệt tình khi ngay 6h sáng hôm sau các anh chị đã có mặt và bàn giao giấy tờ cho em để tiến hành mọi thứ suôn sẻ, kịp giờ.
Đây là sự kiện thứ 4 em tham gia với tư cách là liên lạc viên. Trước đó em từng làm liên lạc viên tại tại Seagames, Liên hoan phim quốc tế lần thứ 6, Triển lãm quốc phòng quốc tế năm 2022. Những sự kiện giúp em có thêm những người bạn quốc tế, được trau dồi khả năng ngoại ngữ cũng như cơ hội được tham gia các sự kiện quốc tế quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam.
Một số hình ảnh tình nguyện viên tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9:
Tình nguyện viên Trần Quý Nhân hỗ trợ đại biểu trao đổi với chủ các gian hàng tại triển lãm. (Ảnh: Hồng Anh) |
Lương Phương Thảo dẫn đường cho các đại biểu (Ảnh: Hồng Anh) |
Tình nguyện viên chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu (Ảnh: Hồng Anh) |
Tình nguyện viên hỗ trợ phóng viên báo chí phỏng vấn đại biểu (Ảnh: Hồng Anh) |
Tình nguyện viên giới thiệu về sản phẩm tại triển lãm (Ảnh: Hồng Anh) |
Các quốc gia thành viên IPU cần xác lập cơ chế thích hợp để hợp tác, hỗ trợ nhau Chiều 16/9, tại Hà Nội, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 bế mạc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự chính thức và thành công tốt đẹp. |
Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng lợi ích của chuyển đổi số Đó là quan điểm của nhiều đại biểu Nghị sĩ đến từ nghị viện các quốc gia trong phần trình bày tham luận tại phiên thảo luận chuyển đổi số cũng như trong phần trả lời phỏng vấn của phóng viên tạp chí Thời Đại. |
Nguồn bài viết : Duy nhất (MB)