Mỹ, Nhật Bản và Úc tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia trên Biển Đông |
NATO chuẩn bị tập trận ở Bắc Cực với sự tham gia của 35.000 binh sỹ và tàu sân bay |
Tiến sĩ Timothy Edward McGrath - người bạn đặc biệt đã dành 25 năm cuộc đời mình cống hiến cho Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã mãi mãi ra đi. (Ảnh: Gia đình cung cấp) |
Tiến sĩ Timothy Edward McGrath - tên thân mật là Tim - sinh năm 1958 tại Australia nhưng dành phần lớn những năm tháng của mình để sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Sau chuyến đi đầu tiên vào năm 1993, chỉ 4 năm sau, ông quyết định sẽ gắn bó lâu dài với tới mảnh đất chữ S trong tư cách một chuyên gia về môi trường và biến đổi khí hậu.
Trong suốt 25 năm “phải lòng” xứ Việt, ông đã tận hiến cho các chương trình phát triển bền vững, phòng chống thiên tai, chống ngập úng, xóa đói giảm nghèo… của nhiều địa phương khác nhau, trong đó đáng kể nhất phải kể đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông cũng chính là một trong những người nước ngoài đầu tiên trực tiếp khảo sát hiện trạng của toàn bộ các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ vào đầu những năm 2000. Những kết quả nghiên cứu toàn diện của ông khi công bố đã khiến các nhà tài trợ quốc tế quan tâm nhiều hơn, từ đó mở ra cánh cửa mới cho vùng đồng bằng trù phú ven sông Mekong.
Tiến sĩ Timothy Edward McGrath - người yêu Việt Nam bằng cả một tấm lòng... (Ảnh: Gia đình cung cấp) |
Chỉ tính riêng trong hơn 20 năm gắn bó, Tiến sĩ Timothy Edward McGrath đã trực tiếp tham gia vào nhiều dự án trong nỗ lực đổi thay mảnh đất Chín Rồng, từ hoạt động chống ngập đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai, liên kết vùng…
Bạn bè, người thân gọi ông là người Australia yêu Việt Nam và thương vùng đồng bằng sông Cửu Long nhất thế giới. Họ gọi Tim là “ông Tây Nam Bộ”. Nam Bộ đến mức ông không ngại ngần sà vào một quán ven đường, ăn tô bún mắm bò hóc Trà Vinh hay mua chục bánh tét thay cơm trưa trên những chuyến đi rong ruổi triền miên của mình. Nam Bộ trong cả cách xưng hô "mày, tao" như anh em đầy thương mến với những người thân yêu xứ miệt vườn. Tim không bao giờ quên những người mình gặp dù đó là người bán hàng trái cây, tôm, gạo. Ông có thể mặc complet chỉnh tề trong các cuộc họp cấp cao, cũng có thể đi chân trần trên các khu vực lầy lội để ủng hộ cho chiến dịch trồng rừng ngập mặn.
Với những cống hiến không biết mệt mỏi của mình, năm 2017, Tiến sĩ Timothy Edward McGrath đã được trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Cấp thoát nước Việt Nam. Năm 2020, Bộ Xây dựng trao cho ông Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng.
Mới đây nhất, ông tiếp tục được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng trao tặng.
Trong những ngày đấu tranh với bệnh tật, ông vinh dự được nhận Kỷ niệm chương“Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng trao tặng. (Ảnh: SƠN BÁCH) |
Trong những ngày cuối cùng của hành trình tận hiến, “ông Tây Nam Bộ” ấy vẫn luôn có những bạn bè, người thân yêu ở cạnh. Những câu chuyện cũ kỹ được ôn lại kèm theo nụ cười và cả nước mắt. Ông chỉ mong rằng: “Khi tôi mất, hãy hỏa thiêu rồi chia tro thành 3 phần. Một phần cho tôi xin gửi lại trong dòng sông Cửu Long. Một phần cho tôi được nằm lại bên vợ yêu. Còn lại hãy cho tôi về đất mẹ Australia”.
Tiến sĩ Timothy Edward McGrath đã ra đi mãi mãi ở tuổi 64 khi vẫn còn nhiều dự định dang dở. Từ nay, Hà Nội vắng đi một người đáng mến, có trái tim ấm nồng và nhân hậu. đồng bằng sông Cửu Long cũng thiếu đi một người bạn chân tình. Thế nhưng, chắc chắn một điều, hành trình của ông sẽ được tất cả những người ở lại viết tiếp.
Tạm biệt Tim – một người đã yêu và sống cùng Việt Nam bằng cả một tấm lòng.
Một đời tận tâm và nhiệt huyết Đánh giá về vị chuyên gia “một đời tận hiến” cho quê hương thứ hai Việt Nam, ông Trần Quang Hoài – Tổng Cục trưởng Tổng Cục phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay: “Tiến sĩ Timothy Edward McGrath là một người rất tận tâm, nhiệt huyết và đầy trách nhiệm. Không chỉ là một chuyên gia, Tim còn là một người bạn rất hiểu về thiên tai cũng như những biện pháp phòng ngừa bền vững”. Ông Lâm Văn Bi – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau nhận xét: "Tiến sĩ Timothy Edward McGrath là người tiên phong trong việc mang Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai về cho tỉnh Cà Mau. Anh Tim là một người tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, anh luôn quan tâm vấn đề sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân đô thị và vùng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai. Đối với những kết quả đạt được từ Chương trình đã giúp cải thiện chất lượng đô thị thành phố Cà Mau nói riêng và các đô thị trên địa bàn tỉnh nói chung; những chính sách về quản lý thoát nước đô thị trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình đã giúp chính quyền các đô thị có được thêm công cụ quản lý có hiệu quả. Chúng tôi rất trân trọng đối với những đóng góp của anh Tim cho tỉnh Cà Mau trong thời gian qua". Ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đánh giá: “Chúng tôi trân trọng ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của Tiến sĩ Timothy Edward McGrath đối với tỉnh Kiên Giang, đặc biệt trong lĩnh vực thoát nước và chống ngập úng, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong suốt thời gian công tác, anh Tim luôn là người tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, chia sẻ và am hiểu điều kiện địa phương và con người, luôn nỗ lực đồng hành với chúng tôi để nâng cao điều kiện sống cho người dân nơi đây”. Là một người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án do Tiến sĩ Timothy Edward McGrath thực hiện, chị Phạm Thị Thiên (Cần Thơ) cho hay: “Sau khi các dự án của GIZ được hoàn thành, người dân Cần Thơ đã được hưởng một môi trường xanh, sạch. Cuộc sống ngày càng cải thiện hơn vì nước thải đô thị đã được xử lý”. |
Australia vinh danh nữ tiến sỹ người Việt chế tạo vật liệu chống cháy |
Nghị sỹ Anh tử vong sau khi bị tấn công bằng dao |
Nguồn bài viết : XS Thần tài