Người dẫn lối giúp bà con La Hủ xóa nghèo |
Kon Tum: Hỗ trợ cho 12.682 hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững |
Tìm kiếm các cơ hội mới cho cây dứa
Dứa là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Krôn Bông, Đắk Lắk với hơn 1500ha đang canh tác, trải ở ba xã Cư Drăm, Cư Pui và Yang Mao. Không khác so với bức tranh chung của phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, lá dứa sau thu hoạch thường được để héo và tự phân hủy trên vườn hoặc đốt khi tái canh. Với mỗi trái dứa được thu hoạch, người nông dân thường bỏ đi khoảng 2-3kg lá. Như vậy mỗi năm sẽ có hàng trăm nghìn tấn lá dứa không được sử dụng đến, tạo tác động xấu tới môi trường nếu không được xử lý đúng cách và gây lãng phí một phụ phẩm có giá trị.
Sự kiện mở ra một cơ hội mới để nhóm nông dân người dân tộc thiểu số sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn. |
Để cải thiện tình trạng này, đầu tháng 1/2024, với sự hỗ trợ từ dự án Tôi vui gieo do tổ chức CARE tại Việt Nam, Trung tâm Phát triển cộng đồng CDC thực hiện, người dân xã Cư Dram và công ty Ecosoi đã ký kết hợp đồng hợp tác chế biến, thu mua sợi từ lá dứa, mở ra một cơ hội mới cho phế phụ phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế tuần hoàn, và hỗ trợ hiệu quả cho nhóm nông dân người dân tộc thiểu số sản xuất quy mô nhỏ.
Đồng hành cùng người dân xã Cư Drăm, dự án Tôi vui gieo đã tìm kiếm các cơ hội mới cho cây dứa từ các phế phẩm nông nghiệp và tổ chức nhóm nông dân để có thể cùng mua bán chung. Người dân và dự án đã phối hợp với công ty sản xuất ra sợi để làm vải, tạo ra hoạt động sinh kế mới, gia tăng thu nhập cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường.
Nhóm sản xuất sợi dứa mới thành lập ở Cư Drăm có 6 hộ, được dự án Tôi vui gieo hỗ trợ 80% chi phí để mua ba máy kéo sợi.
Tạo thu nhập cho người dân
Với quy mô sản xuất 3 máy chế biến, nhóm nông dân có thể chế biến khoảng 1 tấn lá dứa mỗi ngày theo mô hình này. Việc đổi đời cho phụ phẩm nông nghiệp có thể tạo thêm nguồn thu nhập mới lên tới 7 triệu đồng/tháng cho mỗi hộ gia đình.
“Ước tính với mỗi quả dứa được thu hoạch, người nông dân sẽ phải bỏ đi từ 2 - 3kg lá dứa. Để có được 1kg sợi khô cần 55 - 60kg lá dứa tươi, như vậy với khoảng 20 - 22 quả dứa sau thu hoạch người nông dân có thể kiếm thêm 120.000 - 170.000 đồng nhờ bán sợi dứa”, cán bộ kỹ thuật cho biết.
Sự kiện mở ra một cơ hội mới để nhóm nông dân người dân tộc thiểu số sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ nhóm phát triển từ quy mô nhỏ để nhóm thực hành khả năng lãnh đạo, lên kế hoạch kinh doanh và sản xuất sẽ là nền tảng quan trọng cho các ý tưởng lớn hơn trong tương lai của chính người dân địa phương.
Gia đình chị H Chước bên những sợi dứa được làm ra. |
Gia đình chị H Chước hiện đang canh tác dứa trên diện tích 3.5ha; trong đó 1,5ha đã cho thu hoạch. Sản lượng bình quân khoảng 12.000-14.000 quả/ha. Tham gia nhóm sản xuất sợi dứa do dự án Tôi vui gieo (SFtW) hỗ trợ, dự kiến mỗi tháng sẽ chế biến được 7-9 tấn lá dứa tươi, cho ra 150-180kg sợi dứa.
Hợp đồng hợp tác được ký kết giữa Ecosoi và nhóm sản xuất sợi lá dứa thể hiện cam kết sản xuất sợi dứa đảm bảo quy cách chất lượng từ người dân và bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định từ công ty. Đây sẽ là một nguồn thu nhập thêm cho người dân, đặc biệt trong thời gian giáp hạt, và nông nhàn vì nguồn thu lá dứa có thể có quanh năm chứ không phụ thuộc vào mùa vụ nào nhất định. Từ mô hình thí điểm này thì trong tương lai, nhóm có kế hoạch sẽ thu mua thêm lá dứa của người dân khác trong cộng đồng sau khi việc chế biến và bán sợi ổn định cho doanh nghiệp.
Ngoài những lợi ích kinh tế có thể nhìn thấy từ mô hình, việc tổ chức các nhóm chế biến nhỏ để các nông hộ có thể cùng nhau sản xuất và kiểm soát chất lượng là một điểm sáng để các hoạt động hỗ trợ nhóm cộng cồng nghèo và dân tộc thiểu số được hiệu quả và mang tính lan tỏa hơn. Việc hỗ trợ nhóm phát triển từ quy mô nhỏ để thực hành khả năng lãnh đạo, lên kế hoạch kinh doanh và sản xuất sẽ là nền tảng quan trọng cho các ý tưởng lớn hơn trong tương lai của chính người dân địa phương.
Tôi vui gieo (She Feeds the World) là một sáng kiến trị giá 18,2 triệu USD kéo dài nhiều năm nhằm cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của các hộ gia đình nông thôn nghèo, tập trung vào phụ nữ sản xuất quy mô nhỏ. Chương trình hướng tới tiếp cận 5 triệu nông dân nữ và làm việc trực tiếp với họ để xây dựng kỹ năng và sự tự tin của họ trong thực hành nông nghiệp bền vững, tham gia thị trường, bình đẳng giới cũng như an ninh lương thực và dinh dưỡng. |
Góp sức thay đổi nhận thức và đời sống của phụ nữ Khmer |
Hai lần kiến nghị ra khỏi danh sách hộ nghèo |
Nguồn bài viết : Club Ace 21 E-Gaming Club