Action on Poverty: phát triển du lịch bền vững ở Đà Bắc (Hòa Bình)

2025-01-17 20:15:26
Action on Poverty cải tạo trường học cho trẻ mẫu giáo Đà Bắc, Hòa Bình
Trao Bằng khen và Kỷ niệm chương cho tổ chức và cá nhân Action on Poverty

Với việc quy hoạch tổng thể không gian nhằm bảo tồn di sản và phát triển du lịch, chính quyền và người dân bày tỏ đồng thuận với đề án AOP chia sẻ. Các bên thống nhất đặt sự phát triển của cộng đồng làm trung tâm trong các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Quang cảnh Hội thảo thông qua Đề án Phát triển Không gian Du lịch cho các xóm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Ảnh: AOP

Những rào cản khi triển khai đề án đồng thời được ghi nhận. Bà Bàn Kim Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc kêu gọi chính quyền các xã, người dân và AOP phối hợp hoàn thiện đề án chi tiết, cần thiết triển khai mô hình thử nghiệm để khuyến khích và xây dựng lòng tin của cộng đồng trong việc phát triển du lịch, cải thiện thu nhập và thúc đẩy bình đẳng.

Huyện Đà Bắc có 72% dân số là người dân tộc thiểu số, đời sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với 43% ở mức nghèo. Từ năm 2013 đến nay, Đà Bắc được AOP hỗ trợ xây dựng xóm du lịch cộng đồng và rất thành công khi giúp người dân tộc thiểu số phát triển sinh kế dài hạn dựa trên nguồn lực tự nhiên và văn hoá bản địa đặc sắc. Hiện tại việc xây dựng xóm du lịch cộng đồng đã trở thành định hướng phát triển mũi nhọn của địa phương.

Theo số liệu của AOP, tính từ năm 2015, du lịch cộng đồng Đà Bắc đã đón hơn 20.000 lượt khách với hơn 7.000 khách quốc tế. Mỗi xóm du lịch ở đây đều thành lập quỹ cộng đồng. Một phần lợi nhuận từ du lịch được các hộ đóng góp vào quỹ chung nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng thôn xóm, đảm bảo mọi người trong cộng đồng đều được hưởng lợi từ mô hình sinh kế này.

Năm 2017, du lịch cộng đồng tại Đà Bắc thành lập doanh nghiệp xã hội, gọi tắt là Đà Bắc CBT. Năm 2019, xóm Đá Bia thuộc Đà Bắc CBT được trao giải thưởng ASEAN, hạng mục du lịch cộng đồng cho những sản phẩm du lịch tiêu biểu trong khu vực.

Bên cạnh việc bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hoá, mô hình sinh kế này đồng thời nâng cao vị thế của phụ nữ địa phương với sự tham gia và quản lý chủ yếu trong các hoạt động du lịch.

Tính đến năm 2021, mô hình du lịch cộng đồng đã được AOP tại Việt Nam nhân rộng triển khai tại 6 huyện thuộc 4 tỉnh vùng núi phía Bắc, nhờ vào nguồn tài trợ từ chính phủ, doanh nghiệp và các quỹ tư nhân.

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới
Kinh doanh có trách nhiệm - chìa khóa để cân bằng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Nguồn bài viết : sxmn

Top