Hội đồng hương Bắc Ninh tại Séc tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa cho quê hương |
Hội hữu nghị Việt Nam – Canada tỉnh Trà Vinh: nhiều hoạt động hướng về cộng đồng |
Nguyễn Văn Quân tiếp tục ở lại làm việc tại Hàn Quốc sau khi lấy bằng thạc sĩ ở đất nước này 2 năm trước. (Ảnh: NVCC) |
Ấm lòng vì có cộng đồng
Hành trình mỗi ngày của Nguyễn Văn Quân (quê xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tại Daejeon-một trong 5 thành phố lớn nhất Hàn Quốc giờ đây chủ yếu xoay quanh ba điểm đến: nhà, nơi làm việc và siêu thị.
Giữa lo âu khi mỗi lần đọc báo thấy số ca nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc tăng lên, Quân cảm thấy ấm lòng và phấn chấn hơn nhiều khi nhận được tin nhắn dặn dò của các anh, chị, em đồng hương Hà Tĩnh. Dù Daejeon không phải là tâm dịch, Quân vẫn lo lắng vì thời điểm này thành phố đã ghi nhận 14 ca dương tính với COVID-19.
“Anh, chị, em đồng hương Hà Tĩnh tại Hàn Quốc thường cập nhật tin tức hằng ngày, hằng giờ về dịch bệnh. Ai cũng chia sẻ các thông tin như số ca tử vong và nhiễm bệnh mới, các “điểm nóng” dịch bệnh, đường đi của các bệnh nhân dương tính với COVID-19 để mọi người chủ động cảnh giác và hạn chế đến những nơi đó”, Quân kể.
Chàng trai 29 tuổi tâm sự, mỗi tối đi làm về mở mạng xã hội ra nhận được những tin nhắn, cuộc gọi dặn dò, hỏi thăm của các đồng hương Hà Tĩnh như: “Mọi người cảm thấy sức khỏe hôm nay thế nào”; “Hạn chế tiếp xúc với người lạ nhé”; “Ai cảm thấy bất thường trong người phải đi khám ngay”… thì vui và phấn chấn.
Trong không gian bốn bức tường, nhìn ra bên ngoài đường phố vắng tanh, song Quân nói không lẻ loi khi cảm nhận đồng hương luôn ở quanh mình, dù họ chỉ hiện diện qua những dòng tin nhắn.
Động lực để hòa nhập với cuộc sống mới
Chân ướt chân ráo sang Hàn Quốc theo học tại Đại học Woosuk ở thành phố Jeonju, tỉnh Bắc Jeolla gần một năm, Nguyễn Đình Phước (20 tuổi, quê xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân) cho hay, dịch bệnh đột ngột bùng phát và lan rộng nhanh chóng khiến cậu bị sốc vì chưa chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận.
Phước chụp ảnh cùng em trai. (Ảnh: NVCC) |
Trong những ngày bão dịch COVID-19, điểm tựa lớn nhất của Phước chính là các anh, chị đồng hương Hà Tĩnh ở “xứ sở kim chi”, họ đã cho chàng trai trẻ những lời động viên, lời khuyên dù là nhỏ nhất để cân bằng lại cuộc sống.
“Nhóm đồng hương Nghi Xuân tại thành phố Jeonju khoảng 20 người. Nhóm trưởng thống nhất, ai ở xa tâm dịch thì hỗ trợ các bạn ở gần vùng dịch. Nếu thành viên nào gặp khó khăn về tài chính thì hãy lên tiếng để mọi người cùng chung tay giúp đỡ, vượt qua khó khăn”, Phước nói.
Theo du học sinh 20 tuổi, khi trò chuyện trên mạng xã hội, các đồng hương thi nhau chia sẻ hình ảnh về chiếc tủ lạnh đầy ắp đồ ăn để chống chọi với dịch. Phước cũng hào hứng khoe đã muối được 3 lọ dưa, mua được mấy bao gạo và chục trứng làm “kho lương thực”. Được khen là con trai mà tháo vát, cậu cười một mình với máy tính.
Tủ lạnh đầy ắp đồ ăn của Phước (trái) và Quân. (Ảnh: NVCC) |
Sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi
Nhiều lúc, có đồng hương nhắn tin nói không mua được khẩu trang, ngay lập tức các thành viên đều phản hồi, nhắn lại sẽ gửi cho một ít để dùng. Khi ai đó bày tỏ sự hoang mang lo lắng, một người khác sẽ pha trò, chia sẻ những câu chuyện cười để vực dậy không khí. “Mọi người luôn xích lại, xem nhau như người một nhà. Em cho rằng, tình đồng hương ấm áp này đang xua tan nỗi lo sợ về COVID-19”, Phước cho hay.
Vốn là một người lạc quan, nhưng Võ Tá Hoàng (29 tuổi, quê xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) – người vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở trường Đại học Inje, thành phố Gimhae vẫn không khỏi bất ngờ khi trong 13 ngày, số ca nhiễm dịch ở Hàn Quốc tăng lên 135 lần, lên 4212 người. Hoàng đánh giá đây là tốc độ lây lan “cực kỳ khủng khiếp”.
Võ Tá Hoàng hiện đang sinh sống ở thành phố Gimhae. (Ảnh: NVCC) |
Hoàng kể dịch COVID-19 khiến cuộc sống của cậu đảo lộn đôi chút. Không còn những buổi tụ tập đá bóng cùng Hội Đồng hương Hà Tĩnh tại Hàn Quốc vào mỗi cuối tuần và cũng hiếm hoi những buổi cà phê hàn huyên tâm sự cùng hội bạn những sáng dậy sớm. Hoàng ít ra ngoài hơn và tích trữ đủ thức ăn trong tủ lạnh đủ dùng trong 10 ngày.
“Mình rất thích đá bóng, đang tham gia vào một nhóm có tên Hà Tĩnh FC tại Hàn với khoảng gần 30 thành viên. Hơn một tuần qua, thay vì bàn luận những câu chuyện liên quan đến trái bóng tròn, những tin nhắn mọi người gửi vào nhóm giờ đây thường sẽ về các biện pháp phòng dịch, cách chăm sóc sức khỏe, thông tin các chuyến bay về Việt Nam”, Hoàng nói.
Tân tiến sĩ trẻ cho biết, những thông báo, những lời hỏi thăm như: “Anh em cẩn thận, nhất là ở thành phố Teku (tên gọi khác là Daegu) nhé”, “Anh em tải ứng dụng này về để theo dõi tình hình dịch bệnh ở khu vực mình nhé”, “Đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đây nhé”…” luôn được các thành viên gửi lên trên nhóm chung, tiếp sau đó là những cuộc chuyện trò rôm rả.
Một số tin nhắn của các thành viên nhóm Hà Tĩnh FC tại Hàn (Ảnh: NVCC) |
Nhóm đồng hương Hà Tĩnh thường kết thúc những cuộc tương tác trên mạng xã hội vào đêm khuya. Ngoài những lời dặn dò và chúc ngủ ngon, họ còn gửi cho nhau những đường link về các bài hát đậm tình quê như: “Khúc tâm tình người Hà Tĩnh”, “Mời anh về Hà Tĩnh”, “Người con gái Sông La”… Khi những giai điệu ấy được chia sẻ bởi chính những người con quê núi Hồng sông La, ai cũng tâm sự cảm thấy tình người, tình quê luôn nồng ấm quanh mình.
Đại hội Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Đồng Nai sẽ diễn ra trong quý II năm 2020 Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị ban chấp hành (mở rộng) lần thứ VII do Hội hữu nghị Việt Nam - ... |
Thế hệ trẻ sẽ tạo nên động lực mới cho các hoạt động của Hội hữu nghị Việt – Lào TĐO – Đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt – Lào cho rằng, thế hệ ... |
Kiều bào luôn sẵn sàng chia sẻ và hợp tác vì sự phát triển quê hương Năm 2018, lượng kiều hối tại TP.HCM khoảng 5 tỷ USD, trong đó 70% được sử dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. |
Nguồn bài viết : SOI KÈO BÓNG ĐÁ