Luật đất đai sửa đổi: Tháo gỡ các vấn đề định giá, thu hồi đất để đảm bảo hài hòa lợi ích |
Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam: 20 năm xây dựng và phát triển |
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất cho Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam (Ảnh: Thu Hà). |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, bà Võ Thị Ánh Xuân ghi nhận những đóng góp thiết thực của Quỹ cho công tác đối ngoại nhân dân, góp phần vào thành tựu chung của ngoại giao Việt Nam, triển khai thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong các giai đoạn phát triển đất nước.
Phó Chủ tịch nước mong muốn Quỹ tiếp tục tham gia, có tiếng nói nhằm góp phần giải quyết xung đột, tranh chấp ở khu vực và trên thế giới đang diễn ra gay gắt hiện nay bằng giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế. Chung tay hỗ trợ các nạn nhân, đối tượng bị tác động bởi xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh, suy giảm kinh tế hậu Covid-19 có cuộc sống an toàn, no ấm, không bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cùng cực. Tăng cường nghiên cứu, hợp tác quốc tế, góp phần phát triển giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học công nghệ v.v… để phát triển đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh phi truyền thống. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình mới; đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa của Quỹ đến với nhân dân trong nước, nhất là thế hệ trẻ và bạn bè quốc tế.
Trong thông điệp gửi tới Lễ kỷ niệm, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Danh dự của Quỹ cho biết: Cách đây 20 năm, khi Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Quỹ ra đời nhằm huy động sự tham gia và đóng góp của xã hội cho hoạt động đối ngoại nhân dân vì hoà bình và phát triển, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
"Quỹ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các ban, bộ, ngành đánh giá cao; góp phần bảo đảm và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc trong lĩnh vực hòa bình và phát triển; đồng thời đóng góp tích cực trong phong trào nhân dân thế giới vì hoà bình, công lý và phát triển bền vững" - bà Bình phát biểu.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga trao tặng bằng khen cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2003 - 2023 (Ảnh: Thu Hà). |
Ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho biết: Quỹ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống và tinh thần hoạt động, phục vụ sự nghiệp đối ngoại nhân dân nói riêng và sự nghiệp giữ gìn hòa bình, phát triển bền vững nói chung của đất nước. Qua đó đóng góp cho hòa bình, công bằng, dân chủ và tiến bộ trong khu vực và trên toàn thế giới.
Nhân dịp này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Quỹ bằng khen vì những đóng góp tích cực trong công tác Mặt trận. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tặng Kỷ niệm chương vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc cho 03 cá nhân, tặng bằng khen cho 8 tập thể và 6 cá nhân vì đã có nhiều đóng góp trong công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2003 - 2023.
Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 9/4/2003 theo sáng kiến của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước và cùng một số cán bộ làm công tác đối ngoại và đối ngoại nhân dân. Quỹ được hình thành với hình thức là một tổ chức phi chính phủ hoạt động một cách tự nguyện, tự trang trải, tự quản. Hiện Quỹ có mạng lưới hàng trăm đối tác bao gồm các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân, các viện nghiên cứu trên thế giới. Quỹ đang tham gia nhiều thiết chế đa phương như Cơ chế tư vấn phi chính phủ tại Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc, Uỷ ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN, Diễn đàn Xã hội thế giới, Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, Diễn đàn Nhân dân ASEAN... Thông qua các hoạt động đối ngoại, Quỹ đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều tổ chức nhân dân các nước đối với Việt Nam, vận động được nhiều tổ chức lên tiếng, tham gia bảo vệ lợi ích của Việt Nam trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biển đảo và công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam... Quỹ cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; khuyến nghị tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ thay vào lựa chọn sản phẩm biến đổi gen không có lợi cho sức khỏe, môi trường sinh thái, an ninh lương thực…Những năm gần đây, Quỹ chú trọng mở rộng phạm vi nghiên cứu, tham mưu trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. |
12 cuộc tọa đàm phục vụ nghiên cứu tham mưu |
Tọa đàm tình hình thế giới, khu vực năm 2022 và dự báo xu hướng năm 2023 |
Nguồn bài viết : NS Điện Tử