Vĩnh biệt người bạn Mỹ thủy chung của Việt Nam Merle Ratner |
Đại sứ Nguyễn Phương Nga: "Tất cả những người Việt đã từng biết Merle Ratner đều không bao giờ có thể quên được chị" |
Merle Evelyn Ratner sinh năm 1956 trong một gia đình người Mỹ gốc Do Thái ở New York, được những người Việt gọi bằng cái tên trìu mến là “chị Mơ”. Vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, phong trào phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam lên đỉnh điểm. Mới 13 tuổi và đang là học sinh Trường Trung học 127 ở quận Bronx, bà Merle khi ấy đã tích cực tham gia phong trào phản chiến và ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dư luận Mỹ và thế giới không thể quên hình ảnh lay động lòng người khi một cô gái nhỏ bé người Mỹ trèo lên tượng Nữ thần Tự do vẫy cao lá cờ đỏ sao vàng với lời kêu gọi Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh sai lầm ở Việt Nam.
Nhà hoạt động Merle Ratner và chồng, Giáo sư Ngô Thanh Nhàn. (Ảnh: KT) |
Đối với bà Merle, những ngày tháng tham gia phong trào phản chiến đã để lại những ký ức không thể nào quên. Trong một lần trao đổi với phóng viên TTXVN, bà kể: "Cuộc biểu tình đầu tiên mà tôi tham gia diễn ra tại Trung tâm tuyển quân ở Quảng trường Thời đại, New York. Chúng tôi giương cao khẩu hiệu yêu cầu "Mỹ hãy rút khỏi Việt Nam" hoặc "Chấm dứt chiến tranh ngay bây giờ" và quay thành vòng tròn. Người dân New York đến trò chuyện với chúng tôi và chúng tôi giải thích cho họ rõ vì sao cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là sai lầm và tại sao nhân dân Việt Nam có quyền được độc lập. Còn lần đầu tiên tới thủ đô Washington để tham gia biểu tình, tôi đi cùng một đoàn nha sĩ. Cuộc biểu tình đó thu hút được tới 1 triệu người tham gia và diễn ra ngay trước tòa nhà Quốc hội Mỹ. Cuộc biểu tình ngay trước trụ sở Liên hiệp quốc ở New York cũng là một kỷ niệm đáng nhớ. Lần đó tôi đã cùng nhiều người Mỹ gốc Phi tiến hành biểu tình phản đối tội ác diệt chủng của Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Tôi đã bị bắt, song ở đồn cảnh sát tôi từ chối nói tuổi thật của mình là mới 13 tuổi vì tôi không muốn được trả tự do mà muốn ở lại cùng với bạn bè".
Lớn hơn một chút, khi đã có thể tự đi xe điện ngầm từ nhà ở khu Bronx (phía Bắc New York) đến khu Manhattan (trung tâm New York), bà Merle tham gia tuyên truyền về cuộc chiến tranh phi nghĩa bằng cách đi đến từng nhà gõ cửa. Đến khi theo học tại Trường Trung học Âm nhạc và Nghệ thuật, bà được tự do hơn để cùng các nhà hoạt động khác đi qua nhiều thành phố để tham gia biểu tình. Bà đã nhiều lần bị bắt với tội danh tham gia biểu tình chống chính phủ.
Ngày 30/4/1975 Việt Nam thống nhất đất nước. Đối với bà Merle, đó không chỉ là ngày trọng đại của nhân dân Việt Nam mà còn là ngày vui chung của những người Mỹ tiến bộ yêu chuộng hòa bình. Bà kể: “Chúng tôi có một tấm bản đồ và mỗi khi nhận được tin các bạn giải phóng được một địa danh, chúng tôi lại đánh dấu lên đó. Niềm hạnh phúc đã vỡ òa khi chúng tôi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng phất cao trên nóc Dinh Độc lập. Chúng tôi cảm thấy rất sung sướng và hạnh phúc bởi vì chúng tôi nhận thấy, chiến thắng này là của nhân dân Việt Nam nhưng đồng thời cũng là chiến thắng của cả những người chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới. Nó chứng tỏ một điều rằng nếu Mỹ tham gia vào bất cứ cuộc chiến tranh phi nghĩa nào thì cuối cùng họ cũng bị đánh bại”.
Sau chiến tranh, bà Merle Ratner tiếp tục có nhiều nỗ lực vận động quốc gia nhằm thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ cũng như hỗ trợ cho nhiều hoạt động quốc tế của Việt Nam.
Bà Merle Ratner (bìa trái) tại một cuộc biểu tình phản đối nhà sản xuất chất độc màu da cam (Ảnh: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) |
Từ năm 1976-1979, bà cùng chồng là Giáo sư Ngô Thanh Nhàn thúc đẩy việc sáng lập "Hội Việt kiều yêu nước tại Mỹ" để kêu gọi chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ và bãi bỏ cấm vận Việt Nam. Bà là thành viên của tổ chức VAORRC. Bà đã không mệt mỏi vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, kiện các công ty hóa chất của Mỹ, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam. Trong nhiều năm qua, tổ chức của bà đã thu thập được hàng chục triệu chữ ký qua mạng để giúp các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam khởi kiện. Bà cũng là người trực tiếp tổ chức các chuyến đi cho các nạn nhân chất độc da cam và điôxin của Việt Nam đến Mỹ.
Bà Merle Ratner điểm lại một dấu mốc đáng nhớ của VAORRC: Đó là khi Hiệp hội Sức khỏe cộng đồng Mỹ thông qua nghị quyết yêu cầu chính quyền Mỹ và các công ty hóa chất nước này có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam, cũng như chăm sóc sức khỏe cho các cựu chiến binh Mỹ và thân nhân của họ.
Nghị viện Mỹ đã phải mở phiên điều trần về chất độc da cam và sau đó đã có dự luật giải quyết bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam.
Dấu mốc quan trọng là khi chính phủ hai nước bắt đầu chính thức bàn thảo về vấn đề chất độc da cam và đây là thành quả rất lớn trong suốt cuộc đấu tranh vì nạn nhân da cam, đồng thời cũng là thành công lớn trong cuộc đấu tranh đòi công lý từ phía Việt Nam.
Cho đến nay, VAORRC vẫn đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ, cổ vũ của các tổ chức, phong trào tại Mỹ.
Với nhiều đóng góp ý nghĩa, bà Merle Ratner đã được trao tặng giải thưởng "Vì các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam" vào năm 2013 và Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam" năm 2010.
Bà Merle Ratner: Tôi sẽ luôn bên các nạn nhân da cam |
Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thành tựu và thắng lợi |
Nguồn bài viết : slot machine