JICA chú trọng phát triển chuỗi giá trị thực phẩm sạch giúp nông dân Việt Nam làm giàu |
Đại học Cần Thơ được trao giải thưởng danh dự của Chủ tịch JICA |
Chọn Việt Nam vì thiện cảm đặc biệt
Giảng viên Shuto Mika có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Nhật lâu năm. Cô tốt nghiệp thạc sỹ về Nghiên cứu đào tạo ngôn ngữ học (Đại học Himeji Dokkyo, Nhật Bản), với 17 năm kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo tiếng Nhật.
Cô là giảng viên dạy tiếng Nhật với kinh nghiệm lâu năm (Ảnh: Minh Sơn) |
Sở dĩ cô chọn đến Đà Nẵng là bởi xuất phát từ tình yêu với văn hóa Việt Nam. Ngay từ khi còn công tác tại Nhật Bản, cô Shuto Mika đã có thiện cảm đặc biệt với con người và đất nước hình chữ S.
Cô tâm sự: “Tại thành phố Himeji của tôi có môt trung tâm xúc tiến định cư. Một số người Việt Nam ở đó đã tới trường tôi học. Có lần tôi nói chuyện rất lâu với hai chị em nhà nọ, họ kể cho tôi nghe về đất nước Việt Nam, về chiến tranh từng qua, những câu chuyện khiến tôi sửng sốt. Sau đó, tôi trở thành giáo viên tiếng Nhật dạy tiếng cho những người Việt Nam làm tại các công ty của Nhật Bản. Nhìn thấy họ vất vả nhưng luôn nhiệt huyết, lạc quan khi sống tại một thành phố không phải quê hương, tôi thực sự muốn thử làm giáo viên dạy tiếng Nhật ở nước ngoài, và tôi nghĩ mình nhất định phải dạy học ở Việt Nam.”
Muốn là cầu nối văn hóa
Từ tháng 10/2018, cô Shuto Mika đã tới Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng), tham gia giảng dạy tình nguyện. Bên cạnh dạy tiếng, cô chú trọng truyền đạt văn hóa.
“Các em sinh viên sau khi ra trường sẽ làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản, có em sẽ làm phiên dịch. Tôi không chỉ muốn các em học ngôn ngữ mà còn muốn các em học được văn hóa, học được cách suy nghĩ của người Nhật, bởi công việc dịch thuật không đơn thuần là chuyển ngữ mà là việc truyền tải văn hoá nữa,” cô tâm sự.
Với tâm niệm này, trong thời gian làm tình nguyện tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, bên cạnh việc giảng dạy, cô Shuto Mika còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa tại Khoa như tham gia các buổi chiếu phim Nhật Bản, mặc thử áo kimono, trà đạo, gấp giấy...
Cô Shuto Mika hướng dẫn sinh viên chơi trò Kendama (Ảnh: Minh Sơn) |
Sau hơn 1 năm công tác tại Việt Nam, cô Shuto Mika đã thật sự hiểu và bắt đầu gắn bó với con người và mảnh đất miền Trung Việt Nam.
Ngày lên lớp, cô mặc tà áo dài truyền thống, có hình hoa sen thêu tay. Cô chia sẻ: “Tết đầu tiên ở Việt Nam, tôi được ăn bánh chưng, bánh tét, đi thăm chùa ngày Xuân. Nhiều phụ nữ Việt Nam mặc áo dài rất đẹp, vừa nền nã kín đáo lại vừa duyên dáng. Tôi cũng rất thích hoa sen. Nó là quốc hoa của người Việt Nam. Bông hoa vươn lên cao từ đầm lầy, nở bừng rạng rỡ, cho thấy cả một triết lý về tinh thần người Việt”.
Cô Shuto Mika còn đặc biệt yêu thích cây đàn bầu của Việt Nam. Vì theo cô: “Hình dáng của nó rất thanh thoát. Cảnh người ngồi gảy đàn cũng là một tạo hình rất đẹp. Cây đàn đặc biệt chỉ có một dây như cho ra muôn vàn âm thanh khác nhau, mỗi một lần đàn là một lần khám phá.... Tôi sẽ tìm hiểu thêm về cây đàn bầu và tập thật nhiều bản nhạc hay. Hy vọng sau khi kết thúc nhiệm kỳ tình nguyện tại Việt Nam, về tới Nhật Bản, tôi có thể đánh đàn bầu, cho những người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật được nghe những giai điệu của quê hương".
Cô Shuto Mika đặc biệt yêu thích và muốn học chơi đàn bầu Việt nam (Ảnh: Minh Sơn) |
Cô Shuto Mika - tình nguyện viên JICA tuyệt vời
Đỗ Thị Thùy Linh, sinh viên năm 2 Khoa Nhật-Hàn-Thái (Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng) rất hào hứng khi được học tiếng từ giáo viên bản xứ: “Buổi học hôm nào cũng sinh động, mọi sinh viên đều cùng tư duy, suy nghĩ và tham gia, nên vừa vui, vừa nhớ lâu lại vận dụng được bài học. Phương pháp đó khác cách mà chúng em vẫn được học lâu nay. Nhất là khi được học tiếng trực tiếp với người bản ngữ, chúng em học hỏi được rất nhiều điều.”
Cùng đứng lớp với cô Shuto Mika là cô Thu Trang, giáo viên của trường trong vai trò trợ giảng.
Cô Thu Trang chia sẻ: “Các giờ dạy của cô Shuto Mika luôn được sinh viên và cả các giáo viên chúng tôi đón chờ. Về phía các trợ giảng, chúng tôi không chỉ đóng vai trò hỗ trợ giáo viên và sinh viên, mà còn học hỏi được các phương pháp dẫn dắt lớp học. Hy vọng tôi sẽ tiếp thu được các phương pháp giảng dạy của cô Shuto Mika để sau này có thể đứng lớp thật hiệu quả."
Tiến sỹ Đào Thị Thanh Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) cho biết, trong suốt 12 năm qua, JICA đã gửi các tình nguyện viên hỗ trợ nhà trường trong công tác giảng dạy.
Với số lượng 1.000 sinh viên tiếng Nhật nhưng chỉ có 11 giảng viên, sự có mặt của các tình nguyện viên cao cấp cho ngành tiếng Nhật có giá trị to lớn đối với sự thành công trong đào tạo của nhà trường, bởi có thể bổ sung thêm đội ngũ giáo viên đứng lớp và tăng số tiết học có giáo viên bản ngữ, tăng chất lượng giảng dạy.
Quy trình, tiêu chí phái cử tình nguyện viên của JICA rất cẩn trọng, nên các tình nguyện viên có chuyên môn tốt, năng lực giảng dạy tốt và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao. Chương trình đã để lại những hiệu quả rất to lớn đối với ngành tiếng Nhật trong thời gian vừa qua.
“Xin cảm ơn JICA đã đưa cô Shuto Mika đến với trường chúng tôi. Cô Shuto Mika là người làm việc rất nghiêm túc, có trách nhiệm và gắn bó với sinh viên, giảng viên ngành tiếng Nhật,” tiến sỹ Đào Thị Thanh Phượng nhấn mạnh.
JICA: Không có việc chống ngập bằng lu nước tại hộ gia đình Tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP HCM khóa IX, PGS - TS Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam ... |
JICA hợp tác với Huế về dự án cải thiện môi trường nước TĐO- Phía JICA đề nghị, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành việc kết nối nguồn nước ... |
JICA muốn đẩy nhanh thanh toán dự án vốn ODA Tại cuộc Họp báo thường niên Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 2018, ngày 10/5, Trưởng đại diện Văn phòng JICA ... |
Nguồn bài viết : Bảng đặc biệt năm 2024