Tình cảm sâu nặng của kiều bào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Các nhà ngoại giao quốc tế khẳng định vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lịch sử hiện đại Việt Nam |
Ông Peter Hồng cho biết, năm 2010, khi đang là Chủ tịch Quốc hội, bác Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hoà Ấn Độ. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bác và đoàn đã tới thành phố Bodhgaya và nói chuyện với trụ trì, phật tử tại chùa Việt Nam Phật Quốc Tự. Và ông may mắn được gặp bác Nguyễn Phú Trọng tại đây. Ông được nghe Bác nói về tình hình đất nước, về tôn giáo. Bác rất bình dị, nói chuyện nhỏ nhẹ, và rất hiểu về Phật pháp.
Ông Peter Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. |
Lần cuối ông gặp Tổng Bí thư là tại chương trình Xuân quê hương 2019. Tại chương trình, Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm và nói chuyện với các kiều bào trẻ.
“Bác nắm tay tôi. Sau khi có người giới thiệu đây là Peter Hồng, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam trên toàn thế giới. Tổng Bí thư nói: À, cái Hội này quan trọng lắm đây! Thôi cố gắng đưa các doanh nghiệp kiều bào về nước đầu tư nhé! Câu nói thân tình, gần gũi không sáo rỗng làm tôi xúc động”, ông Peter Hồng nhớ lại.
Có hai điều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để ấn tượng để lại trong ông Peter Hồng đó là:
Thứ nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc sách và nghiên cứu về Phật pháp rất sâu sắc, uyên thâm. Bác nói về vấn đề nhân sinh, nhân quả, đánh giá rất cao vai trò của Phật giáo. Sự phát triển của đất nước ngày nay luôn song hành cùng với các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới đời sống tự do tín ngưỡng; mong muốn các phật tử gắn đạo với đời, hướng về Tổ quốc với tấm lòng của người con đất Việt.
Thứ hai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên công tác về kiều bào được đưa vào trong Nghị quyết của Đại hội Đảng.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu các định hướng phát triển của đất nước, không chỉ trong giai đoạn 2021-2025 mà cho cả những thập niên tới, đề ra mục tiêu chiến lược Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Đại hội nêu rõ nhiệm vụ phải "triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn".
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và bà con kiều bào trong chương trình Xuân quê hương 2019. Ảnh: Nguyễn Hồng |
Để góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng và tầm nhìn phát triển đất nước mà Đại hội Đảng XIII đã đề ra, xuất phát từ những bài học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình triển khai, trong bối cảnh mới của thế giới, của đất nước và của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ngày 12/8/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Kết luận số 12 là sự kế thừa, tiếp nối của Nghị quyết 36 (2004) và Chỉ thị 45 (2015) về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, với tinh thần chủ đạo là hòa hợp dân tộc, chăm lo cho kiều bào và huy động nguồn lực kiều bào cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay và thăm hỏi kiều bào. |
Ngoài ra, năm 2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” đã nhanh chóng nhận được quan tâm hưởng ứng của đông đảo kiều bào và nhân dân cả nước.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết, những chính sách của Đảng, Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm kiều bào trên khắp nơi trên thế giới đặt niềm tin lớn vào sự lãnh đạo của Đảng.
“Năm 2019, khi tôi được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, danh sách thành viên của Hiệp hội chỉ có tại 12 hay 13 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hiện tại, Hiệp hội đã có chi hội tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ”, ông nói.
Theo ông Peter Hồng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, trong đó có Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự hỗ trợ tích cực tích cực của Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, các bộ, ban, ngành, địa phương...
Các doanh nhân kiều bào ở nước ngoài cảm thấy ngày càng được quan tâm, ưu tiên, tạo điều kiện, được coi như chính người Việt Nam sinh sống, làm việc và đầu tư ở trong nước và là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
“Tôi thích câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Đối với tôi và kiều bào các nơi trên thế giới rất tự hào về vị thế của đất nước. Việt Nam có người lãnh đạo tài ba, đưa đất nước Việt Nam vào vị trí quan trọng của thế giới. Việt Nam kí kết Đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia trên thế giới, đó là một thành tựu to lớn", ông Peter Hồng nói.
120 thanh niên kiều bào hành hương về đất Tổ |
120 thanh niên, sinh viên kiều bào trải nghiệm văn hóa và tìm hiểu chủ quyền biển đảo Việt Nam |
Nguồn bài viết : tin nhanh bóng đá