Ngày 8/12, sau ba ngày rưỡi làm việc tập trung, nghiêm túc, khoa học, chặt chẽ, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ các nội dung, chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh không khí kỳ họp diễn ra sôi nổi, nghiêm túc, thẳng thắn. Các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ các tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trí tuệ, góp phần vào thành công của kỳ họp.
Với tinh thần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng theo hướng thực chất, hiệu quả, chương trình kỳ họp được sắp xếp, bố trí chặt chẽ, khoa học, dành thời gian để các đại biểu nghiên cứu, thảo luận, quyết nghị các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền, các vấn đề quan trọng của thành phố; thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng Nhân dân thành phố bầu và dành thời gian một ngày cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn.
Đến nay, huyện Mê Linh đã phê duyệt phương án và tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng với diện tích 133,1ha/141,5ha, đạt 94,4% tổng diện tích toàn tuyến qua địa bàn.
Tại các phiên thảo luận, các ý kiến của đại biểu đều rất sâu sắc, tâm huyết, thẳng thắn, với tinh thần đóng góp, xây dựng cao.
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua 35 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. Đây cũng là kỳ họp có số lượng nghị quyết được thông qua nhiều nhất từ trước đến nay.
Ngay sau kỳ họp, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động tổ chức triển khai, đảm bảo các nghị quyết đi vào cuộc sống và đạt được hiệu quả thiết thực.
Sáng cùng ngày, Hội đồng Nhân dân thành phố đã biểu quyết thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Theo Tờ trình của Ủy ban Nhân dân thành phố, phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu của Đồ án là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô, có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã với quy mô khoảng 3.359,84km². Thời hạn quy hoạch gồm giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030; giai đoạn dài hạn đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065.
Một trong những mục tiêu điều chỉnh quy hoạch nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Nội dung trọng tâm của việc điều chỉnh quy hoạch nhằm thống nhất và đồng bộ với nghiên cứu Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới của Thủ đô, nắm bắt các cơ hội phát triển mới, định hướng cho các ngành kinh tế chủ đạo như: dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế trọng tâm của Thủ đô Hà Nội.
Đồ án đưa ra các đề xuất mới về tập trung xây dựng Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm động lực phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia; xây dựng trục sông Hồng là trung tâm hội tụ, điểm nhấn quan trọng của vùng đô thị hóa đồng bằng sông Hồng; mô hình thành phố trong Thủ đô; dân bay thứ 2 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại phía Nam; phát triển đô thị theo mô hình TOD, cải tạo và tái thiết đô thị; xây dựng hành lang xanh...
Đồ án cũng đưa ra mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội; định hướng phát triển không gian, phân bổ đất đai và dân số, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, điều chỉnh quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đồ án sau khi được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua sẽ trình Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét theo quy trình, quy định của Luật Quy hoạch đô thị.
Tại kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã thực hiện việc kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ủy ban Nhân dân thành phố đối với ông Trần Đức Hoạt, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội.
Hội đồng Nhân dân thành phố tin tưởng và mong muốn ông Trần Đức Hoạt trên cương vị mới sẽ tiếp tục phát huy năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp trong sự phát triển của Thủ đô./.
Nguồn bài viết : SOI CẦU XỔ SỐ