Cộng đồng người Việt khắp năm châu tôn vinh, gìn giữ tiếng Việt

2025-01-17 20:15:27
64 đầu sách tham dự Cuộc thi Biên soạn sách, tài liệu dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Ngày 17/11, tại Hà Nội, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã có buổi làm việc với Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo về các vấn đề liên quan tới Cuộc thi Biên soạn sách, tài liệu dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Tăng cường hợp tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá giữa Việt Nam và Pháp
Ngày 4/11/2021, tại Pháp, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã có buổi hội kiến với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Cộng hòa Pháp bà Roselyne Bachelot-Narquin.

Những điểm sáng

Đối với cộng đồng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt là niềm tự hào dân tộc, là điểm tựa vững chắc cho văn hóa truyền thống. Với nỗ lực miệt mài của hàng ngàn giáo viên và tình nguyện viên người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), công cuộc truyền bá tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên ở nước ngoài đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

Tại Mỹ, ngày nay tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ năm sau tiếng Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Tagalog. Với chính sách tôn trọng văn hóa của người nhập cư trên đất Mỹ, tiếng Việt được coi trọng, giảng dạy như một ngoại ngữ tại nhiều trường phổ thông và đại học, từ năm 1996 được cấp tín chỉ tương tự các môn học khác trong nhà trường.

Đặc biệt, tại bang Hawaii, thông qua chính sách “Bảo tồn khả năng ngoại ngữ châu Á và Thái Bình Dương”, Chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học tiếng Việt có cơ hội phát triển ngày một mạnh mẽ. Mặc dù tiếng Việt chưa trở thành môn học chính thức trong hệ thống giáo dục phổ thông tại Mỹ (từ tiểu học đến trung học), song với nhu cầu học tập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng, nhiều hình thức dạy và học tiếng Việt, từ tự phát đến có tổ chức đã ra đời. Hiện nay có trên 5000 cơ sở dạy tiếng Việt khắp các tiểu bang.

Tại châu Âu, đã có nhiều điểm sáng về phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, điển hình là Bulgaria và Séc. Với số lượng khoảng 70.000 người, từ năm 2013 cộng đồng người Việt Nam được Chính phủ Séc chính thức công nhận là một dân tộc thiểu số. Các thế hệ con em người Việt tại Séc có quyền được học tập, giáo dục bằng tiếng Việt là điều kiện thuận lợi để giữ gìn và phát huy tiếng Việt nơi xứ người. Đến nay, nhiều cơ sở dạy tiếng Việt đã được thành lập và tổ chức quy củ. Riêng Trung tâm tiếng Việt Praha đã có đăng ký tư cách pháp nhân, tổ chức dạy tiếng Việt với nhiều hoạt động phong phú, bổ ích dành cho con em kiều bào. Nhiều địa phương cũng duy trì các lớp giảng dạy tình nguyện.

Thầy trò trường Tiếng Việt Lạc Long Quân, Ba Lan trong Lễ khai giảng năm học 2019-2020. Nguồn: VOV5

Ở Bulgaria, mặc dù số lượng người Việt Nam còn khiêm tốn (khoảng 1200 người), song cộng đồng sống đoàn kết, có hiểu biết sâu sắc và hội nhập tốt với xã hội sở tại. Hoạt động dạy và học tiếng Việt cũng theo đó mà được tổ chức bài bản. Từ năm 2006, Trung tâm tiếng Việt Lạc Hồng tại thủ đô Sofia thu hút 30-50 học sinh mỗi năm, có thời điểm lên đến 80 em. Bên cạnh các lớp dạy tiếng Việt, Trung tâm Lạc Hồng còn bồi dưỡng các môn văn hóa như Toán cho trẻ em, tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa, thể thao cho bà con sinh sống ở sở tại. Giáo dục được chú trọng đã mang lại nhiều quả ngọt đáng tự hào. Đại đa số con em người Việt tại Bulgaria đều có thành tích cao trong học tập, 100% đỗ đại học và không ít trong số đó là thủ khoa các trường hàng đầu tại thủ đô Sofia.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây tác động sâu rộng lên nhiều mặt của đời sống xã hội châu Âu, phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng vẫn tiếp tục được duy trì và lan tỏa. Tháng 6/2021, tại Ba Lan trường tiếng Việt Lạc Long Quân đã phối hợp với Hội người Việt Nam tổ chức hội thảo về dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài, thu hút sự tham gia của hơn 100 giảng viên, giáo viên, chuyên gia tiếng Việt từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ở những địa bàn khác, phong trào dạy và học tiếng Việt cũng không kém phần sôi nổi. Tại Đài Loan, tiếng Việt đang trở thành phổ cập từ lớp một đến lớp ba, học sinh đang theo học là thế hệ người Việt Nam thứ hai và có cả người bản xứ. Tại Lào hiện có 13 cơ sở dạy tiếng Việt, trong đó có Trường song ngữ Lào - Việt Nguyễn Du tại Vientiane với gần 1700 học sinh và Trường Tiểu học Hữu nghị Champasak với gần 900 học sinh là hai cơ sở lớn. Tại Thái Lan cũng có gần 30 lớp học miễn phí do Hội người Việt tổ chức.

Bên cạnh đối tượng chính là NVNONN, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài cũng ngày càng lớn, nhất là ở các nước Đông Bắc Á. Thông qua tiếng Việt, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được lan tỏa nhiều hơn đến với bạn bè quốc tế. Bạn Trần Thị Mỹ, một giáo viên tại Nhật Bản chia sẻ: nhu cầu học tiếng Việt tại Nhật Bản rất cao, đặc biệt là đối tượng cần giao tiếp với người Việt trong công việc. Người học không chỉ giới hạn ở người Nhật. Đơn cử như trong chương trình Open Academy của trường Đại học ngoại ngữ Tokyo, tiếng Việt luôn là một trong những môn được đăng ký nhiều nhất, 21 suất học viên mỗi lớp nhân 03 lớp mỗi kỳ luôn hết ngay trong ngày đầu tiên tiếp nhận đăng ký. Thực tế đã có cả học viên quốc tịch Đài Loan, Hàn Quốc theo học.

Xuất phát từ nhu cầu học tiếng Việt ngày càng gia tăng, cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng NVNONN trong giữ gìn và phát huy tiếng Việt, những năm qua tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều trường phổ thông, đại học ở các địa bàn như Lào, Đài Loan, Australia, Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc… Đó là nguồn động lực giúp thúc đẩy công cuộc giữ gìn, phát huy tiếng Việt ở nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong hoạt động dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN. Một số gia đình kiều bào chưa thực sự quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ con em, giáo dục con em về tầm quan trọng của giữ gìn ngôn ngữ dân tộc. Đội ngũ giáo viên chủ yếu là tình nguyện, kỹ năng sư phạm còn hạn chế. Tại nhiều địa bàn chưa có địa điểm dạy học cho cộng đồng, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn, giáo viên, tình nguyện viên phải mượn nhà văn hóa hay các cơ sở thờ tự để dạy học. Bên cạnh đó, giáo trình dạy học đa số ở trình độ sơ cấp, giáo trình trình độ trung cấp trở lên chưa được phổ biến. Thiết nghĩ, để tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy và học tiếng Việt, cần có những biện pháp triệt để giúp cộng đồng NVNONN vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập với xã hội sở tại, từ đó nâng cao nhận thức về giữ gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc.

Kiều bào tham dự Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN năm 2019 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Động lực nơi quê nhà

Theo thống kê của Liên hợp quốc, ngày nay trên thế giới có khoảng 7000 ngôn ngữ đang được sử dụng, phản ánh tính đa dạng về văn hóa và tri thức nhân loại. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, 40% trong số các ngôn ngữ trên thế giới đang bị đe dọa, và cứ sau mỗi hai tuần một ngôn ngữ sẽ biến mất, mang theo một phần văn minh, tri thức của nhân loại. Trong kỷ nguyên của khoa học và công nghệ, sẽ chỉ có chưa đầy 100 ngôn ngữ được sử dụng trong thế giới kỹ thuật số. Trong bối cảnh đó, tiếng Việt đối mặt với nguy cơ bị mai một, mất dần sự trong sáng khi các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài chưa được giáo dục đầy đủ, có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của tiếng Việt. Bối cảnh đó đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cần giữ gìn và phát huy tiếng Việt. Đó là nhiệm vụ quan trọng, vừa đòi hỏi thời gian và tâm huyết, vừa mang giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với mỗi người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Nhằm giữ gìn, tôn vinh ngôn ngữ dân tộc, đáp ứng nhu cầu học tiếng Việt ngày càng lớn trong cộng đồng NVNONN, Đảng và Nhà nước ta luôn có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi. Đầu năm 2021, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định “tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc”. Tháng Tám vừa qua, Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới cũng nêu nhiệm vụ “nghiên cứu lựa chọn Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt”.

Góp phần hiện thực hóa những chủ trương trên, thời gian qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã có những việc làm thiết thực. Đã có tổng số hơn 70.000 bộ sách giáo khoa, tài liệu phục vụ dạy và học tiếng Việt được hỗ trợ đến cộng đồng NVNONN tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 2013, Ủy ban đã thường xuyên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN. Đến nay đã có gần 300 giáo viên kiều bào được tập huấn về nghiệp vụ sư phạm, trở thành nòng cốt trong phong trào dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài. Tiếp nối thành công đó, khóa tập huấn năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ tháng 10-12/2021 đã chứng kiến sự góp mặt của hơn 300 giáo viên NVNONN trên toàn thế giới, hứa hẹn sẽ trở thành nguồn lực quý báu thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt ở nhiều địa bàn.

Lễ khai mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN năm 2021 theo hình thức trực tuyến.

Trong thời gian tới, những giải pháp thiết thực sẽ được triển khai nhằm khuyến khích và lan tỏa phong trào dạy và học tiếng Việt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tôn vinh, giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giá trị của ngôn ngữ dân tộc. Để đạt được những mục tiêu đó, thiết nghĩ cần có các hình thức cụ thể ghi nhận nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong giữ gìn và phát huy tiếng Việt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tạo động lực tinh thần giúp đẩy mạnh phong trào tiếng Việt trong cộng đồng.

Song hành với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhu cầu bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc ngày càng trở nên cấp thiết. Bảo tồn, tôn vinh tiếng Việt chính là góp phần phát huy giá trị văn hóa, đóng góp vào sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước theo quan điểm phát triển được khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Việc gìn giữ, tôn vinh tiếng Việt cũng sẽ góp phần vào thành công của Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, song hành với các định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, 2045 theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đã đưa gần 200.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước an toàn
Theo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay, nhu cầu của người Việt Nam về nước đang ở mức cao do Tết Nguyên đán tới gần, đồng thời nhiều trường hợp người lao động, người đi công tác, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đã hết hạn thị thực mong muốn được về nước. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, đã có hơn 800 chuyến bay chở gần 200.000 công dân Việt Nam về nước an toàn.
Sẽ có Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Sáng ngày 30/11/2021, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng dự thảo Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).

Nguồn bài viết : Thống kê 2 số cuối giải đặc biệt theo năm

Top