Nhiều tỉnh thành tăng cường tập huấn kiến thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ |
Truyền thông là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện bình đẳng giới thực chất tại Việt Nam |
Tọa đàm với sự góp mặt của nhiều nhà báo, các chuyên gia về giới (Ảnh: Oxfam Việt Nam). |
Nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng phản ánh các góc nhìn về giới, có nhạy cảm giới trong các sản phẩm báo chí, nhất là các sản phẩm cho giới trẻ Việt Nam, đồng thời hỗ trợ phóng viên, biên tập viên nâng cao kỹ năng tác nghiệp có góc độ giới, Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Ban Nghiệp vụ và Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam cùng phối hợp với Oxfam Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Trưng bày mang tên “Báo chí qua lăng kính giới”.
Trong khuôn khổ chương trình, các diễn giả đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy bình đẳng giới; nhận diện tình trạng định kiến giới trong xã hội thể hiện trên báo chí - truyền thông; thảo luận về khuôn mẫu giới, sạn giới, cách thức xây dựng sản phẩm báo chí có nhạy cảm giới…
Tại tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam nhận định: Để thay đổi nhận thức của công chúng, cần đề cao việc khai thác các chủ đề, câu chuyện liên quan đến bất bình đẳng giới, chú trọng thay đổi góc nhìn bình đẳng giới, theo đó, cả nam, nữ và giới khác đều được phát triển tối đa tiềm năng. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm báo chí về đề tài nhạy cảm giới, đó là: Phản ánh trung thực, chính xác về nhạy cảm giới - không có sạn giới trong tác phẩm; thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử; phù hợp với trình độ tiếp cận thông tin của nhóm công chúng đề tài hướng tới.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Thu Hằng nêu rõ, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho công chúng về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội. Các nhà báo, dù ở vai trò nào cũng đã, đang đóng góp quan trọng trong việc phản ánh các vấn đề bất bình đẳng giới đang xảy ra, các vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em. Bên cạnh những thành công, điểm tích cực của báo chí, vẫn cần phải có những định hướng nhằm xây dựng nền báo chí có trách nhiệm giới.
Yêu cầu về trách nhiệm giới cần được thực hiện trong toàn bộ quy trình sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất và một số nguyên tắc cần tuân thủ nhằm tăng cường tần suất, chất lượng sản phẩm báo chí về giới, bình đẳng giới, gợi ý các giải pháp mang tính chất rất kỹ thuật như cách thức sử dụng hình ảnh có trách nhiệm giới; sử dụng hài hòa các nhân vật, hình ảnh minh họa…
Tại tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy bình đẳng giới; nhận diện về tình trạng định kiến giới trong xã hội thể hiện trên báo chí - truyền thông; thảo luận về khuôn mẫu giới, sạn giới, cách thức xây dựng tác phẩm báo chí có nhạy cảm giới.
Theo nhiều đại biểu, định kiến giới vẫn "lẩn khuất" trong các tác phẩm truyền thông, gây tác động về nhận thức, thái độ, đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của nam hoặc nữ. Nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới trong giới truyền thông là việc làm thiết thực nhằm hỗ trợ các nhà báo thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, đặc biệt là Điều 4 với nội hàm: "Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân".
Để thay đổi nhận thức, hành vi, thúc đẩy bình đẳng giới, các sản phẩm báo chí cần hướng tới thay đổi, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu về giới, giúp hiểu đúng, tôn trọng đa dạng về giới. Cần có nhiều sản phẩm báo chí chuyên về nam giới hoặc giới khác, huy động sự chung tay cùng vào cuộc của các giới để phát huy bình đẳng giới...
Đặc biệt, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trưng bày chuyên đề có tính lịch sử về các sản phẩm báo chí đề cập đến vấn đề giới tại Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua. Thông qua những tác phẩm báo chí viết về giới, trưng bày góp một điểm nhấn sinh động và ý nghĩa phục vụ các mục tiêu đề ra của chương trình, khẳng định vai trò của báo chí trong truyền thông chống phân biệt đối xử về giới, khuôn mẫu giới, bình đẳng giới.
Hà Nội đảm bảo an sinh, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái Tổ chức các diễn đàn, tập huấn; hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới... là một trong số hoạt động Hà Nội sẽ thực hiện trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 (gọi tắt là Tháng hành động). |
Thúc đẩy quyền cho phụ nữ và phòng nạn mua bán người Ngày 23/10, Trung tâm Phụ nữ và phát triển (CWD) thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng - Chung tay tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ nhằm thúc đẩy quyền và phòng ngừa di cư mất an toàn/mua bán người”. |
Nguồn bài viết : Nhiều người chơi