Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao |
Tập huấn về công tác đối ngoại nhân dân và hội nhập quốc tế cho cán bộ vùng dân tộc thiểu số |
Thanh niên dân tộc thiểu số được tham gia lớp học dạy nghề dệt. (Ảnh: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) |
Có thể thấy, hiện nay việc thực hiện chính sách đối với giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế, như: Vai trò của nguồn nhân lực thanh niên dân tộc thiểu số chưa được nhận thức đúng mức; các chính sách đào tạo chậm đổi mới, chưa đồng bộ, tổ chức thực thi chưa hiệu quả, đặc biệt là vẫn chưa có chính sách đặc thù cho nhóm đối tượng này…
Tại tọa đàm “Giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số” do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) phối hợp Trung tâm Hợp tác phát triển Tây Bắc và các đơn vị tổ chức mới đây, Vụ trưởng Đào tạo thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) Đào Trọng Độ cho biết: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nói chung và cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng luôn được quan tâm. Từ năm 2018-2019, Nghị quyết của Quốc hội đã đưa ra chỉ tiêu hết sức cụ thể, đến năm 2025 có khoảng 80% người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp. Hiện có gần 10 triệu người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, như vậy đây là chỉ tiêu rất lớn…
Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, với nguồn kinh phí tương đối lớn; trong đó, có dự án hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với đó, hai chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đều có dự án cho đào tạo nghề.
“Dự án đào tạo nghề cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có thành công hay không cần có sự hỗ trợ kỹ thuật, cũng như các hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tham gia, để cùng phát hiện những vấn đề bất cập, nhằm xây dựng những mô hình cụ thể, điều này sẽ có vai trò hết sức quan trọng” - ông Đào Trọng Độ nhấn mạnh.
Trong bối cảnh có rất nhiều chính sách về giáo dục hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp liên quan thanh niên dân tộc thiểu số đang được triển khai hiện nay, có thể thấy, nhiều chính sách đã góp phần nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận cơ hội phát triển sinh kế cho thanh niên dân tộc thiểu số. |
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phan Chính Thức, chuyên gia đào tạo nghề, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, quá trình thực hiện chính sách đối với giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số trong thực tế còn nhiều hạn chế, như: vai trò, vị trí của nguồn nhân lực thanh niên dân tộc thiểu số chưa được nhận thức đúng mức; chính sách đào tạo cho thanh niên dân tộc thiểu số chậm đổi mới, chưa đồng bộ, tổ chức thực thi chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, thông tin về thị trường lao động còn chậm và thiếu độ tin cậy; các nguồn lực chưa được huy động tối đa trong việc tham gia vào đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số…
Với thực tế hiện nay, Tiến sĩ Phan Chính Thức cho rằng, đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số cần được phát triển theo hai hướng: Nâng cao chất lượng (kỹ năng nghề thành thạo) và mở rộng quy mô (từng bước phổ cập nghề). Để xây dựng chính sách giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số cần có hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện; trong đó, cần rà soát, bổ sung chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là chính sách đặc thù cho thanh niên dân tộc thiểu số.
Cụ thể, để đầu tư đào tạo cho thanh niên dân tộc thiểu số, cần tăng nguồn từ ngân sách nhà nước, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; ưu tiên các nguồn vốn từ các dự án ODA của nước ngoài. Đặc biệt, chính sách đào tạo gắn với việc làm tại chỗ, với khởi nghiệp, tạo sinh kế và xóa đói, giảm nghèo; lựa chọn phương thức đào tạo linh hoạt và các mô hình đào tạo phù hợp với đặc thù của thanh niên dân tộc thiểu số.
Tại buổi tọa đàm, đại diện thanh niên khởi nghiệp cũng đưa ra các ý kiến về các chính sách liên quan, cũng như những đề xuất và mong muốn nhằm tối ưu hóa các chính sách, từ đó hỗ trợ các thanh niên dân tộc thiểu số nói chung tận dụng được các chính sách trong quá trình khởi nghiệp tại địa phương.
Trưởng đại diện Tổ chức Aide et Action (AEA) Việt Nam Nguyễn Thị Tú cho biết: Với những hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng tiếp cận các cơ hội sinh kế cho thanh niên dân tộc thiểu số thông qua thúc đẩy sáng kiến phát triển nghề nghiệp và khởi nghiệp” do Liên minh châu Âu tài trợ, AEA mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số nâng cao kỹ năng, tiếp cận được các nguồn lực đầu tư cũng như mở rộng các cơ hội phát triển nghề nghiệp, kết nối và khởi nghiệp.
Đây cũng là cơ hội để Dự án cũng như các đối tác cùng tổng kết, đánh giá các nguồn lực hỗ trợ đa dạng từ chính sách cho thanh niên dân tộc thiểu số; từ đó, đưa ra các khuyến nghị để thanh niên dân tộc thiểu số có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Theo Nguyên Khang/Nhân dân
https://nhandan.vn/dao-tao-nghe-cho-thanh-nien-dan-toc-thieu-so-gan-voi-tao-sinh-ke-post764832.html
Đề xuất tăng tiền ăn cho học sinh miền núi lên mức 900.000 đồng/tháng |
Ý nghĩa cây nêu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên |
Nguồn bài viết : đấu bóng đá