UNFPA đưa ra tuyên bố về chấm dứt bạo lực trên môi trường mạng

2025-01-17 20:15:30
Việt Nam phản đối và yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động trái phép ở Ba Bình, Trường Sa
Ngày 18/11/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu ngầm Đài Loan tham gia tập trận hải quân ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
Đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dành cho đối tượng thanh thiếu niên trên môi trường mạng
Tối ngày 7/11/2021, Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và TikTok thực hiện tạo đàm trực tuyến "Sống số lành mạnh" trong khuôn khổ chiến dịch "Vaccine số".

Hàng năm, vào Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ - 25 tháng 11, và thông qua Chiến dịch UNiTE chấm dứt bạo lực với phụ nữ vào năm 2030 của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, UNFPA đều nêu cao lập trường chống lại mọi hình thức bạo lực. Năm nay, UNFPA kêu gọi mọi người ở khắp nơi trên thế giới cùng tham gia ngăn chặn bạo lực trên môi trường mạng.

Tiến sỹ Natalia Kenem, Giám đốc điều hành UNFPA.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, dù xảy ra ở đâu đi nữa, đều là hành vi xâm phạm quyền con người. UNFPA đang thúc đẩy các chính phủ và các công ty công nghệ cùng đi đầu trong việc ngăn chặn bạo lực trên môi trường mạng.

Trong tuyên bố, Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sỹ Natalia Kanem kêu gọi các nhà lập pháp, các nhà báo, các tổ chức xã hội dân sự và những người có ảnh hưởng hãy lên tiếng, đứng lên và hành động.

Có một sự thật gây nhức nhối, đó là trên thế giới hiện nay, phụ nữ có rất ít biện pháp để tự bảo vệ bản thân trên mạng, thậm chí con số này còn ít hơn số lượng các biện pháp hiện có bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Việc vi phạm bản quyền có thể dẫn đến việc nội dung vị phạm bị xóa bỏ ngay lập tức, đi kèm cùng các hình phạt dân sự và hình sự. Phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của việc phát tán hình ảnh mà không có sự cho phép xứng đáng nhận được sự bảo vệ nghiêm ngặt hơn thế rất nhiều.

Tiến sỹ Natalia Kanem chỉ ra rằng bạo lực trên môi trường mạng có tác động xuyên biên giới và vượt ra khỏi các hệ thống kiểm soát. Việc ngăn chặn tình trạng này đòi hỏi những cách suy nghĩ và những hình thức hợp tác mới giữa các cơ quan quản lý, các công ty công nghệ, các nhà hoạt động kỹ thuật số và những người ủng hộ quyền phụ nữ. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng tới những người trẻ - nhóm đối tượng có nguy cơ cao khi thường xuyên tiếp xúc với công nghệ. Những người trẻ, đặc biệt là trẻ em gái, cần có những thông tin và cách thức để tự bảo vệ bản thân một cách toàn diện.

Hàng ngày, càng có thêm nhiều người, dịch vụ và hoạt động chuyển sang môi trường mạng. Điều đó có nghĩa số lượng phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực đang ngày càng gia tăng.

"Chúng ta cần nhìn nhận rõ quy mô của vấn đề này và không thể chần chừ thêm được nữa, dù chỉ một ngày. Bất kỳ ai, dù ở bất cứ đâu, cũng có quyền được sống một cuộc sống không bạo lực, ngay cả trên môi trường mạng. Thế giới ảo cũng là thực, và sự an toàn của nó cần phải được đảm bảo', Giám đốc điều hành UNFPA nhấn mạnh.

Việt Nam đưa ra 6 đề xuất trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong dịch COVID-19
Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ II hướng tới thực hiện Chiến lược INSPIRE nhằm Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em trong bối cảnh COVID-19, ngày 4/11, phiên họp chuyên sâu với nội dung “Đảm bảo lực lượng nhân sự về phúc lợi xã hội và bảo vệ trẻ em; bài học từ đại dịch COVID-19” được đồng tổ chức bởi Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH).
Chăm lo địa vị pháp lý, thu hút các nguồn lực của kiều bào hướng về xây dựng quê đất nước
Chiều 22/10, tại Trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra Hội nghị sơ kết công tác phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao.
Năm nước EU tuyên bố thành lập lực lượng phản ứng nhanh trên toàn liên minh
Ngày 21/10, năm nước EU gồm Đức, Phần Lan, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Slovenia tuyên bố sẽ thành lập một lực lượng phản ứng nhanh trên toàn Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với những cuộc khủng hoảng quân sự trong tương lai.

Nguồn bài viết : TK Keno bổ sung

Top