Các tổ chức xã hội đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

2025-01-17 20:15:30
Triệt để tiết kiệm, góp phần huy động nguồn lực phòng chống COVID-19
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 2/11/2021 ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.
Ngày 23/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án Luật và báo cáo công tác phòng, chống tội phạm
Theo chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 23/10, Quôc hội tiếp tục làm việc tại hội trường và ở tổ thảo luận dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), thảo luận về Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021...

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD chia sẻ: “Bạo lực gia đình vẫn là vấn nạn chung của toàn xã hội. Nhà không còn là nơi chỉ có an toàn và yêu thương, mà còn là những địa ngục với các nạn nhân bạo lực gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 và giãn cách xã hội, việc bỏ trốn hay kêu cứu là không thể. Việc sửa đổi luật PCBLGĐ lúc này là vô cùng hợp lý và kịp lúc".

Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD phát biểu khai mạc hội thảo.

Bà Nguyễn Thu Hà – Đại diện Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhấn mạnh: “Các tổ chức xã hội hiện nay có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, trong đó có trẻ em, tuy nhiên vai trò của các tổ chức xã hội vẫn chưa được đề cập trong các văn bản, chính sách. Dự thảo luật mới cần bổ sung và nâng cao vai trò truyền thông, nâng cao nhận thức và hỗ trợ nạn nhân của các tổ chức xã hội.”

Bà Nguyễn Thị Lan Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) đề xuất, bổ sung các chính sách cụ thể đảm bảo nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ, bảo vệ các đối tượng yếu thế là người bị BLGĐ.

Bà Nguyễn Hải Anh – Quản lý dự án Viện MSD (phải) phát biểu tại hội thảo.

Chia sẻ khuyến nghị từ Mạng lưới Quản trị Quyền trẻ em, bà Nguyễn Hải Anh – Quản lý dự án Viện MSD cho biết, cần giải thích thêm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em” là bạo lực gia đình do có nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn đây là hành vi có thể chấp nhận để giáo dục, dạy bảo con trong gia đình. Dự thảo Luật cần quy định cụ thể và đầy đủ hơn các loại hành vi BLGĐ, bao gồm cả các hành vi trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ em; các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Dự thảo Luật cần có các quy định đặc thù, thể hiện tính nhạy cảm về giới, độ tuổi, đặc điểm cá nhân,… với các trường hợp người bị bạo lực là trẻ em và người gây ra bạo lực là trẻ em, bao gồm các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý người có hành vi BLGĐ cũng như các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, phục hồi cho người bị bạo lực; phòng ngừa tái diễn các hành vi bạo lực. Riêng đối với trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, ngoài việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ về y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý thì cần quan tâm tới việc học tập và bảo vệ bí mật đời tư cho trẻ, bảo đảm trẻ được phục hồi, tái hòa nhập và phát triển toàn diện sau khi bị bạo lực.

Chú trọng các biện pháp phòng ngừa BLGĐ (bao gồm cả phòng ngừa hành vi BLGĐ xảy ra và phòng ngừa tái diễn hành vi BLGĐ). Đồng thời với các biện pháp xử lý người có hành vi BLGĐ cần ưu tiên áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để giúp họ nâng cao nhận thức về hậu quả, tác hại của BLGĐ, trang bị cho họ các kỹ năng để thay đổi hành vi ứng xử, sử dụng các biện pháp phi bạo lực để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong gia đình; áp dụng phương pháp giáo dục tích cực thay vì các biện pháp giáo dục “dựa trên nỗi sợ”, kỷ luật theo kiểu “trừng phạt” trẻ em.

Quy định chi tiết các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề BLGĐ nói chung, BLGĐ đối với trẻ em nói riêng để thay đổi những quan niệm mang tính “chấp nhận”, “cổ vũ” cho BLGĐ và mang tính định kiến giới như: “thương cho roi cho vọt”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “tam tòng tứ đức”, “đàn ông là trụ cột trong gia đình…

Dự thảo Luật cần cũng chú trọng nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác PCBLGĐ, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong PCBLGĐ từ cấp Trung ương tới cấp địa phương.

Thúc đẩy hơn nữa việc xã hội hóa, khuyến khích và huy động hiệu quả sự tham gia của các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư vào công tác PCBLĐ.

Ngày 21/10, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và hai dự án Luật
Ngày 21/10 Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Thủ tướng: Việt Nam đã tạo được môi trường để phụ nữ khẳng định vị thế và đóng góp cho xã hội
Chiều 19/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện tiêu biểu các tầng lớp phụ nữ nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Nguồn bài viết : Tin xổ số

Top