Việt Nam hướng tới hệ thống LTTP theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững

2025-01-17 20:15:30
Việt Nam hướng đến xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc tại Việt Nam và các đối tác phát triển khác tổ chức Đối thoại quốc gia lần thứ hai bằng hình thức trực tuyến để thảo luận về cơ hội, thách thức và khoảng trống ảnh hưởng đến hệ thống lương thực quốc gia của Việt Nam, và đề xuất các lĩnh vực hành động để quốc gia phát triển hệ thống thực phẩm có trách nhiệm, bền vững và minh bạch vào năm 2030.
Hội Hữu nghị hai nước Việt Nam-Venezuela tăng cường trao đổi thông tin qua hình thức trực tuyến
Ngày 14/7, Hội Hữu nghị Việt Nam-Venezuela đã có buổi làm việc trực tuyến với Ban lãnh đạo Hội Hữu nghị Venezueala-Việt Nam. Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi, giới thiệu về hai Hội Hữu nghị, tình hình hoạt động cũng như phương hướng trong thời gian tới.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc do Tổng thư ký Liên hợp quốc triệu tập sẽ diễn ra tại New York vào cuối năm nay.

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trên toàn cầu dù đạt nhiều thành quả song vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như hậu quả khó lường của biến đổi khí hậu, sự khan hiếm gia tăng của các tài nguyên dành cho sản xuất nông nghiệp, quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 cũng làm trầm trọng thêm những bất cập trong hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức mới về phát triển bền vững. Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ sự bất bình đẳng và kém hiệu quả tột độ trong hệ thống lương thực, vốn phụ thuộc vào hàng nghìn nhà sản xuất và chế biến thực phẩm, nhiều người trong số họ đang sống với thu nhập rất thấp. Đại dịch xảy ra vào thời điểm các hệ thống lương thực đã phải chịu sức ép từ các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt và thời gian hạn hán kéo dài, biến đổi khí hậu và các cú sốc khác.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị trù bị Hội nghị Thượng đỉnh Hệ thống lương thực thế giới.

Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh một trong những đòi hỏi cấp thiết hiện nay là cần tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để chiến thắng đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho 7,9 tỷ người trên thế giới.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hiện đại hóa nông nghiệp đối với phát triển bền vững, Việt Nam định hướng phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ít phát thải và tăng trưởng bền vững; cam kết tích cực tham gia chương trình “100 triệu nông dân: Chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải và thân thiện với môi trường” và các sáng kiến khác về đổi mới nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp với biến đổi khí hậu, tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

Chính phủ Việt Nam đã có chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư, hiện đại hóa nông nghiệp trên nền tảng đổi mới sáng tạo và những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đi tiên phong thành lập Chương trình đối tác công – tư cho phát triển nông nghiệp bền vững (PSAV) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Việt Nam cũng sẽ tích cực tham gia thúc đẩy chuyển đổi Hệ thống LTTP toàn cầu với tư cách là quốc gia cung cấp lương thực thực phẩm “minh bạch, trách nhiệm, bền vững” nhằm tạo nên những tiến bộ có tính đột phá, toàn diện và bền vững của cả hệ thống, góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Nội dung này cũng đã được đề cập trước đó tại Đối thoại quốc gia lần thứ hai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc tại Việt Nam và các đối tác phát triển khác tổ chức.

Phó Thủ tướng kêu gọi cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong nước và xuyên biên giới; gắn kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng với nhu cầu của doanh nghiệp, của Hệ thống LTTP và của cả nền kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi các hệ thống LTTP theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững.

Tại Phiên họp quan trọng này, lãnh đạo cấp cao của một số nước ở các khu vực địa lý khác nhau và một số doanh nghiệp hàng đầu thế giới thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong quá trình chuyển đổi và xây dựng Hệ thống LTTP bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị trù bị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã đề xuất nhân rộng các sáng kiến của các tổ chức nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cấp cơ sở trong kết nối chuỗi giá trị, đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân một cách minh bạch và công bằng, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng, giảm phát thải khí nhà kính, ứng dụng thành tựu mới của công nghệ 4.0 để phát huy tối đa giá trị đa tích hợp cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan, môi trường của nông sản.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng những mô hình mang giàu tính sáng tạo từ thực tiễn là tiền đề để tất cả các tác nhân trong hệ thống lương thực thực phẩm cùng chia sẻ giá trị, trách nhiệm, hành động và lợi ích trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.

Báo cáo về an ninh lương thực và dinh dưỡng 2020 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) ước tính, trên thế giới vẫn còn khoảng 690 triệu người bị đói, khoảng 2 tỷ người đang thường xuyên phải đối mặt với sự thiếu hụt thực phẩm và dinh dưỡng; 144 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Trong khi đó, tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm hơn, đặc biệt tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, đặt ra những thách thức lớn để bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho 7,9 tỷ dân trên toàn thế giới.

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh LHQ, các quốc gia thành viên đã tổ chức các cuộc đối thoại cấp quốc gia và khu vực nhằm định hướng hành động, xây dựng lộ trình để phát triển Hệ thống LTTP của các quốc gia theo hướng bền vững trong bối cảnh “bình thường mới”.

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc)
Hiệp hội Phát triển kinh tế văn hóa giáo dục Đài - Việt tổ chức chương trình hội thảo giáo dục Đài Loan, Trung Quốc năm 2021 với chuyên đề: “Du học Đài Loan - chương trình đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao”.
Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia
Quan hệ Việt Nam-Campuchia giữ được đà phát triển tích cực thời gian qua trong bối cảnh đại dịch; hai nước duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao thường xuyên và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương,

Nguồn bài viết : Imperial Havana Club Nha Trang

Top