Kỷ niệm của nhà báo Indonesia về Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào |
Thưa Đại sứ, vì sao người dân các nước Châu Phi lại dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh tình cảm ngưỡng mộ, yêu mến và kính trọng?
Trước hết, có lẽ vì Bác Hồ đã từng đến Châu Phi, có thiện cảm, thấu hiểu và thấy nhiều điểm tương đồng giữa Việt Nam và Châu Phi. Sau khi rời bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đến một số nước Châu Phi như Algeria, Tunisia, cửa biển Đông Phi rồi Congo, Guine, Benin.
Trước khi rời Châu Phi đi Liên Xô, Người đã để lại bức thư cho các đồng chí trong Hội liên hiệp thuộc địa có ghi: “Các bạn thân mến, bao lâu nay chúng ta làm việc với nhau. Mặc dù chúng ta những người khác giống, khác nước, khác tôn giáo, chúng ta đã thân yêu nhau như anh em. Chúng ta cùng chịu chung một nỗi đau khổ; sự bạo ngược của chế độ thực dân. Chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chung; giải phóng đồng bào chúng ta và giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta…”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Tổng thống Cộng hòa Guinea Ahmed Sékou Touré sang thăm nước Việt Nam, tháng 9/1960. (Ảnh tư liệu) |
Với Người, những đau khổ và lầm than của những người anh em Châu Phi cũng chính là nỗi đau khổ lầm than của các dân tộc và cũng chính bản thân mình: “Gộp nỗi đau riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thành nỗi đau của tôi”.
Sau này, khi tiếp nhiều đoàn cấp cao Châu Phi, Người vẫn nhắc lại những kỷ niệm với Châu Phi. Khi đón tiếp Tổng thống Guine ngày 15/9/1960, Người nhắc lại những kỷ niệm đã đến Conarkry - Thủ đô Guinea: “Hơn 40 năm trước đây, một nhóm thanh niên yêu nước, người các nước thuộc địa, trong đó có thanh niên Việt Nam và thanh niên Guinea cùng nhau đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân, giành tự do, độc lập cho nước nhà. Thật là: Bây giờ mới gặp nhau đây/Mà lòng đã chắc những ngày thanh niên”.
Bên cạnh đó, với nhân dân Châu Phi, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Người còn là biểu tượng cổ vũ, nhóm lên ngọn lửa đấu tranh đòi tự do, độc lập cho các dân tộc nô lệ cho các dân tộc bị áp bức tại Châu Phi.
Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hoà Nam Phi, Chủ tịch Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela ca ngợi “Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần quả cảm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước là nguồn cổ vũ để nhân dân Nam Phi vững bước trên con đường dài tới tự do.
Việt Nam luôn trong trái tim tôi. Hồ Chí Minh và đường mòn Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng đất nước Việt Nam luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Thời kỳ ở trong tù tôi có thêm nghị lực chính là nhờ đọc Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh”.
Đại sứ có thể chia sẻ những kỷ niệm, ấn tượng của mình về tình cảm mà bạn bè Châu Phi dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Tình cảm của các nước Châu Phi với Bác Hồ đã được nhiều lần thể hiện, nhất là trong các dịp trao đổi đoàn cấp cao giữa các nước Châu Phi và Việt Nam. Nhân dịp này, tôi chỉ xin kể lại buổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đại diện các nước Châu Phi và các đối tác quốc tế tham dự Hội thảo quốc tế đầu tiên về quan hệ với Châu Phi dưới chủ đề “Việt Nam - Châu Phi: Cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” vào ngày 30/5/2003 tại Nhà khách Chính phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp các trưởng đoàn Châu Phi tại Hội thảo "Việt Nam - Châu Phi: Cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21" tháng 5/2003. |
Tại cuộc gặp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: “Quan hệ Việt Nam - Châu Phi được Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo các nước Châu Phi vun đắp gần 100 năm qua, gần đây tình hữu nghị đó lại càng được tăng cường. Đó là một mối quan hệ về mọi mặt, một mối quan hệ anh em, thủy chung, truyền thống. Tình hữu nghị đó sẽ phát triển mãi mãi”.
Thay mặt cho các đại biểu quốc tế, Bộ trưởng Nông nghiệp, Nguồn nước và Phát triển nông thôn Namibia Helmut K. Angula chia sẻ: Khi đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm nhà sàn của Người, tất cả các thành viên trong đoàn đều ngạc nhiên, cảm động và ngưỡng mộ cuộc sống giản dị của Người. Dù là lãnh tụ của một đất nước nhưng trong phòng làm việc cũng như phòng ngủ chỉ có những đồ vật thật sự cần thiết và hết sức đơn giản, điều này thể hiện sự bình dị, nhân cách khiêm nhường mà vĩ đại của Người.
Theo ông Helmut K. Angula, trong thập kỷ 60 và 70 (của Thế kỷ XX), Hồ Chí Minh là cái tên thân thuộc với mọi người dân, mọi gia đình ở Châu Phi. Những cuốn sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối, chiến lược đấu tranh giải phóng dân tộc luôn được các nhà cách mạng Châu Phi mang theo mình như một cuốn cẩm nang, nguồn động lực để đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Các đại biểu tham dự Hội thảo "Việt Nam - Châu Phi: Cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21" thăm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Vì quá xúc động, Bộ trưởng phát biểu nghẹn ngào, một số đại biểu tham dự đã khóc thành tiếng ngay trong phòng chật cứng cả trăm người dự. Có lẽ trong lần đầu tiên được viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được gặp và trực tiếp nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện, những người họ từng ngưỡng mộ hàng chục năm qua cảm xúc trong các bạn đã dâng trào.
Khi Đại tướng mời các đại biểu ra chụp ảnh lưu niệm trước cửa chính Nhà khách Chính phủ, nhiều đại biểu Châu Phi và quốc tế vẫn còn lấy khăn lau nước mắt.
Thưa Đại sứ, trong bối cảnh mới, chúng ta nên làm gì để tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước châu Phi?
Có 3 điều tôi có thể chia sẻ dịp này. Thứ nhất, tại Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Việt Nam - Châu Phi, các đại biểu đều đánh giá cao công cuộc đổi mới của Việt Nam. Việc ta tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện Chiến lược phát triển phát triển bền vững đến 2030 và 2045, xây dựng đất nước ta “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ căn dặn sẽ là nguồn động viên và cơ sở để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thực chất giữa ta với các nước Châu Phi.
Thứ hai, tại Hội thảo quốc tế đầu tiên về Việt Nam - Châu Phi (2003), Thủ tướng Phan Văn Khải đã đưa ra 4 phương hướng ưu tiên trong quan hệ với Châu Phi là: (i) Thúc đẩy và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác; (ii) Tăng cường trao đổi kinh tế, thương mại, nông nghiệp, chuyên gia và đầu tư dưới các hình thức khác nhau; (iii) Chia sẻ kinh nghiệm về xoá đói, giảm nghèo, phòng bệnh, bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên….; (iv) Kết hợp hợp tác song phương và đa phương, tăng cường phối hợp ở các diễn đàn quốc tế.
20 năm qua, quan hệ của ta với các nước Châu Phi đã phát triển trên cả 4 phương hương hướng ưu tiên này. Thực ra, đây là 4 định hướng lớn và dài hạn trên 4 lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Ngoại giao đưa ra đầu thế kỷ XX, đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn. Vấn đề đặt ra là nay làm sao tiếp tục triển khai 4 định hướng này bối cảnh mới sau 20 năm, nhưng phải hiệu quả và sâu sắc hơn. Khi tình hình quốc tế có thay đổi quan trọng và ta có yêu cầu đối ngoại mới, thì sẽ chủ động, sáng tạo nêu sáng kiến đối ngoại để cập nhật và linh hoạt thích ứng.
Thứ ba, lịch sử cho thấy chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đầu, thúc đẩy ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Châu Phi từ cách đây hơn một thế kỷ. Giờ đây ngoại giao nhân dân đang trở thành một bộ phận không thể tách rời của Chính sách đối ngoại và nền ngoại giao toàn diện vì vậy càng phải đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực này.
Hợp tác nhân dân giữa Việt Nam và châu Phi đã phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Vì vậy, trong thời gian tới, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Châu Phi có thể ưu tiên thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác như du lịch, giáo dục, nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, xoá đói giảm nghèo, trao đổi thông tin văn hóa, nghiên cứu…
Trân trọng cảm ơn ông!
Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Odesa, Ukraine |
Cộng đồng người Việt tại Odessa, Ukraine tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Nguồn bài viết : Xổ số Max 3D