HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH VIỆT - MỸ:BAO DUNG VÀ SÁM HỐI |
Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc. |
bài 1Có một Việt Nam độ lượng, thân tình
|
Trở lại Việt Nam thời hậu chiến, những cựu binh Mỹ đã không phải e ngại, mặc cảm mà họ còn vui mừng với một Việt Nam rất độ lượng, thân tình đang chìa tay đón họ. |
Ly cà phê “hoà giải” Vào tháng 2/2020, khi đang lang thang trên những con phố đầy nắng của Đà Nẵng, tôi nghe thấy một giọng Mỹ thô mộc vang lên giữa tiếng nói chuyện vui vẻ của những người Việt. Họ cố nói vài từ tiếng Việt dễ học và gọi thêm cà phê đá. Tụ tập dưới một chiếc ô râm mát tại quán cà phê Happy Heart là một nhóm gồm những người Mỹ cao tuổi chậm rãi nhâm nhi cà phê bản địa.
Tôi bắt chuyện và lựa lời đặt câu hỏi: Vậy trước đây các bác làm gì ở Việt Nam? Họ trả lời: Họ là những cựu chiến binh đã nghỉ hưu từ lâu. Nay họ chuyển đến Việt Nam và sống tại Đà Nẵng, bên bờ Thái Bình Dương hùng vĩ. Họ nói: "Nay đã có tuổi, chúng tôi muốn bù đắp cho những con người từng bị coi là kẻ thù khi chúng tôi còn trẻ.". Ngoài những lúc rảnh rỗi, công việc mà những người cựu chiến binh này miệt mài làm là hỗ trợ các tổ chức từ thiện địa phương, dạy tiếng Anh hoặc thăm hỏi và làm việc với các nạn nhân chiến tranh. Cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đã gây ra tổn thương cho hàng triệu người ở cả hai bên. Nhưng hôm nay chính quyền và nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận họ và cuộc sống của những cựu chiến binh Mỹ này là minh chứng sống cho thấy Việt Nam không giữ thù hận hay ác cảm với những người từng bị coi là kẻ thù. Tôi nói chuyện với các cựu chiến binh, cựu bác sĩ quân y và nạn nhân chất độc da cam và nhận ra lòng khoan dung tha thứ của Việt Nam sâu sắc nhường nào. Dù không thể thay đổi quá khứ, người Việt Nam và người Mỹ đang cùng chọn tạo một tương lai hòa bình và thịnh vượng bất chấp còn nhiều khác biệt. |
Sau thất bại của Mỹ vào năm 1973, trong thời gian này, hai bên không có mối quan hệ ngoại giao nào. Đây có thể nói là giai đoạn ảm đạm trong lịch sử quan hệ Việt - Mỹ, nhưng vẫn có người dám tin rằng hòa bình có thể được thiết lập. Theo cựu chiến binh Charles "Chuck" Searcy (sinh năm 1944, tham chiến ở Việt Nam từ 1966 đến 1969 tại Tiểu đoàn Tình báo Quân đội 519 ở Sài Gòn, hiện là Chủ tịch Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình Chương 160 có trụ sở tại Hà Nội, Cố vấn Quốc tế cho dự án rà phá bom mìn RENEW), hòa giải là "việc không thể không làm". "Số lượng những con người có thiện chí và quyết tâm hoá giải những bất công và cay đắng của quá khứ bằng sự hiểu biết lẫn nhau và tình bạn chân chính là vô kể", như lời của ông Chuck, một người đã có 27 năm hoạt động vì hòa bình giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tháng 6/2022, tôi đã có cuộc nói chuyện với ông, chúng tôi ngồi ở một ban công giữa lòng Hà Nội, cách đó không xa là Nhà tù Hỏa Lò, nơi các tù nhân chiến tranh Mỹ từng bị giam giữ. Chuck nguyên thuộc lực lượng tình báo của Tiểu đoàn Tình báo Quân sự 519 Sài Gòn và đã trực tiếp tìm hiểu về các cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam và hậu quả do những mệnh lệnh của chính quyền Mỹ gây ra. Nhận ra sự dối trá của chính quyền, Chuck trở về quê hương của mình và phản đối hành động vô đạo đức của cuộc chiến trong khi tham gia các tổ chức như Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh (VVAW). |
Ảnh trái: Chuck làm việc tại Hà Nội, năm 2022.
Ảnh phải: Chuck làm việc cho Tiểu đoàn Tình báo Quân đội 519 ở Sài Gòn, năm 1967. |
Các cựu chiến binh Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục quan hệ giữa hai nước. Nhờ ảnh hưởng của John McCain và John Kerry, hai chính trị gia Mỹ trước đây từng chiến đấu tại Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vào năm 1994 và tiếp tục bình thường hóa quan hệ vào năm tiếp theo. Điều này mở ra một kỷ nguyên mới của hòa bình và sự hiểu biết giữa hai bên từng là thù địch. Hơn nữa, nó cho phép các cựu chiến binh Mỹ trở về và làm việc ở một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất. 27 năm không một lời thù oán Với những cảm xúc sám hối và mong muốn bù đắp cho những tội lỗi trong quá khứ, Chuck bắt đầu làm việc với Quỹ Cựu chiến binh Việt Nam tại Hoa Kỳ (VVAF) để mang đến một dự án viện trợ nhân đạo ở Việt Nam. Dù đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực ngoại giao trong thời gian vừa qua, Chuck thừa nhận ông có một chút e ngại khi mới bước chân trở lại Việt Nam. "Khi tôi mới trở lại, tôi đã nghĩ rằng tôi có thể sẽ phải chịu thái độ thù hằn," Chuck nói. "Tôi đã chờ đợi, và chờ đợi, nhưng không có gì xảy ra. Bây giờ tôi đã ở đây 27 năm, và không ai thốt ra một lời nào thù hằn nào với tôi cả.” Sống trong cộng đồng Việt, Chuck đã học được rất nhiều từ họ. Chuck cảm phục cách người Việt Nam thay vì lãng phí thời gian chìm trong quá khứ, đã tập trung làm việc cho ngày hôm nay và cải thiện bản thân cho ngày mai. Thái độ này của người dân là chìa khóa cho việc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Ngay cả trước khi kinh tế của đất nước phát triển mạnh mẽ, Chuck nhận thấy người dân Việt Nam vẫn kiên cường, quyết tâm và lạc quan, tự tin vào một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ sau. "Những điều mà Việt Nam nói về tầm quan trọng của tự do và độc lập đều là chân thành," Chuck nói. "Đó đều là những lời chân thực từ trái tim. Họ luôn đấu tranh để có hòa bình lâu dài trên thế giới". Những cựu binh khác cũng chia sẻ giống như vậy về sự chào đón của người dân và chính quyền Việt Nam. Dù đã có một sự nghiệp bác sĩ thành công ở thành phố New York, Mỹ, ông Mark Rapoport (76 tuổi, tình nguyện viên quân y do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cử sang Việt Nam năm 1969, hiện đang sống tại Hà Nội) và vợ ông, bà Jane, quyết định chuyển đến Việt Nam.
Mark luôn cảm thấy đặc biệt gắn bó bới người dân Việt Nam.
Mặc dù không nói cùng một thứ tiếng nhưng nhiều năm sau chiến tranh thì tấm lòng mến khách thân thiện của người Việt Nam vẫn làm Mark cảm động.
"Tôi đã đến thăm hơn 70 quốc gia nhưng chỉ sống ở ba thành phố trong suốt cuộc đời mình: New York, Boston và Hà Nội.", Mark nói. "Ý kiến của riêng tôi, một ông bác sĩ nhiều lời đến từ New York, thì không có dân tộc nào đáng mến hơn dân tộc Việt Nam."
Năm 2001, vợ chồng ông đang chuẩn bị hành trang lên đường đến Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trước chuyến đi, bi kịch đã xảy ra với Hoa Kỳ. Bà Jane lúc đó ở Hà Nội, công việc của bà là thiết lập các chương trình phòng chống AIDS, bỗng nghe tin về cuộc tấn công khủng bố tại Trung tâm Thương mại Thế giới. Vào thời điểm đó, Mark vẫn còn ở thành phố New York. Trong khi bà một mình tại Việt Nam, lo lắng cho chồng và đã nhận được những sự giúp đỡ. Vài giờ sau vụ tấn công, chính quyền địa phương và một thông dịch viên đã đến cửa văn phòng của Jane, nói sẽ hỗ trợ giúp bà liên hệ xem chồng bà có ổn không. Sau đó Mark đã an toàn và sớm được đoàn tụ với vợ ở Hà Nội. Lúc đó là khoảnh khắc bối rối với Mark và gia đình ông, nhưng nghĩa cử của chính phủ và người dân Việt Nam đã giúp Mark an tâm rằng ở đây ông được an toàn. "Cuộc sống của chúng tôi ở đây rất thoải mái," Mark nói. "Tôi thích sống ở Hà Nội. Ngay cả hồi trước, khung cảnh nơi đây luôn đầy sức sống. Con người ở đây chào đón và thích thú khi thấy chúng tôi. Mặc dù chuyển đến sống ở một nơi khác biệt, nhưng vẫn là cuộc sống ở một thành phố lớn và năng động nên không thay đổi quá nhiều đối với tôi.” Kể từ khi chuyển đến Việt Nam, Mark và Jane đã kết bạn được với nhiều người trong ngành y. Bất cứ người nước ngoài nào đến đây sinh sống hay làm việc cũng có thể cho bạn biết, những người bạn Việt Nam khiến cho việc thích nghi với cuộc sống nơi đây trở nên dễ dàng hơn nhiều. |
Khoảng 20 năm (2001-2022), Mark Rapoport đã tặng hơn 9.000 chiếc kính để cải thiện thị lực cho ngườ cao tuổi các dân tộc thiểu số ở khu vực vùng sâu vùng xa Việt Nam
(Ảnh: Nhân vật cung cấp).
|
Tình bạn đã cho tôi một cuộc đời mới Không có tình bạn nào phù hợp để miêu tả mối quan hệ sau chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hơn tình bạn giữa Matthew Keenan và Nguyễn Ngọc Phương. Matthew Keenan, 70 tuổi, đến từ New York, Mỹ. Ông tham chiến ở Chu Lai và Đà Nẵng trong giai đoạn 1971- 1972, hiện đang sống tại Đà Nẵng. Ông sáng lập Global Talk, một dự án dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam, đồng thời tham gia các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độ da cam tại Đà Nẵng. Nguyễn Ngọc Phương sinh năm 1983, quê ở Quế Sơn, Quảng Nam. Anh là nạn nhân chất độc da cam, hiện là giáo viên dạy nghề tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Đà Nẵng. Đây là đôi bạn có rất nhiều đối lập: Matthew nay đã hơn 70 còn Phương mới chỉ ngoài 40. Matthew có bằng tiến sĩ luật, Phương có trình độ học vấn cấp hai. Matthew cao lực lưỡng còn Phương, người chưa đầy 1 mét. Mặc dù là một cặp đối lập, cả hai vẫn là bạn thân và thường xuyên cùng nhau đi xe máy dọc theo bờ biển Việt Nam. Khác nhau cả về gốc gác nhưng Matthew và Phương cùng chịu những di chứng tồi tệ nhất của chiến tranh: Chất độc da cam. Sự ra đi của một người bạn thời thơ ấu đã thôi thúc Matthew trở lại Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Năm 2014, Matthew và Jimmy "Beevo" Thompson, trước từng cùng đóng quân tại Đà Nẵng, nhận được tin mình mắc bệnh ung thư do nhiễm chất độc da cam. Beevo, trước khi qua đời, ông đã bị hành hạ bởi căn bệnh ung thư cột sống. Trước khi Beevo qua đời, Matthew đã nói chuyện với Beevo: “Tôi đã nói với Beevo, tôi không muốn nói chuyện với các bác sĩ hay các cựu binh khác. Tôi chỉ muốn trở lại nơi đó. Tôi muốn đi đến gặp những người cũng bị phơi nhiễm, ở nơi cả chúng ta và họ bị phơi nhiễm. Tôi muốn trở lại Việt Nam, nơi mọi chuyện xảy ra.” Thông qua hoạt động với Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng (DAVA), Matthew dần thấy hiểu về những tác động khủng khiếp của chất nguy hiểm này và tiếp tục làm việc để đóng góp thêm cho cuộc sống của các nạn nhân ở Việt Nam.
Giống như nhiều người khác ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, cha của Phương nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và di truyền lại những khuyết tật sang thế hệ sau. Dù bị dị tật bẩm sinh nặng nề nhưng Phương vẫn sống vui vẻ với công việc là giáo viên dạy nghề. Đối với Matthew, Phương là nguồn cảm hứng sống mạnh mẽ. "Phương có những khuyết tật nhưng anh không để điều đó kìm chân mình. Anh ấy cực kỳ tháo vát, ” Keenan nói khi được hỏi về người bạn thân nhất của mình.
"Bất chấp rào cản ngôn ngữ, chúng tôi có một khả năng kỳ lạ để hiểu nhau. Anh ấy có một khiếu hài hước tuyệt vời, anh ấy trung thành và chân thật. Chúng tôi có sự hiểu biết và gắn bó lẫn nhau do ảnh hưởng của Chất độc da cam đối với cuộc sống của chúng tôi. Tình trạng của Phương là thể hiện ra thể trạng, của tôi lại ở bên trong, nhưng suy nghĩ của chúng tôi giống nhau. ” Nhận được sự chào đón của người dân, các cựu binh Mỹ có thể sống cuộc sống hạnh phúc, hòa bình tại Việt Nam. Được truyền cảm hứng từ sự tha thứ và lòng hiếu khách của người Việt Nam, những người Mỹ như Chuck, Mark và Matthew tiếp tục trả ơn cho những “cựu thù”, những người nay đã trở thành bạn thân của họ. |
Nội dung: Glen MacDonald Đồ họa: Hồng Anh Chuyển ngữ: Hồng Anh, Huyền Nhung |
Bài 2: Từ chiến binh trở thành "sứ giả hoà bình"
Những cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam, họ vừa là “bác sĩ” của những nỗi đau chiến tranh, vừa là cánh chim chuyên chở khát vọng hoà bình…
|
Bài 3: Thế hệ hữu nghị thứ hai
Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp tại Viện Hoà bình Mỹ cho rằng: các cựu binh Mỹ là sứ giả hoà bình Việt - Mỹ nay đã cao tuổi và ít dần. Thế hệ tiếp theo đảm nhận sứ mệnh của tình hữu nghị hai nước chính là các bạn trẻ Việt - Mỹ.
|
Đại sứ Mỹ: Cựu binh và giới trẻ đóng góp quan trọng trong phát triển quan hệ Việt - Mỹ
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời Đại về quan hệ nhân dân hai nước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho rằng: Cựu chiến binh và thế hệ trẻ là những lực lượng quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai bên trong quá khứ, hiện nay và tương lai.
|
BẢN GỐC TIẾNG ANH
Vietnam – A warm-hearted, loving country
Returning to postwar Vietnam, American veterans did not have to be ashamed and guilty, they came to a very warm-hearted, loving Vietnam that greeted them with welcoming arms.
|
From Soldiers to "Peace Envoys"
The American veterans returning to Vietnam are both healers of the wounds of war and envoys who carry the desire for peace.
|
The second generation of friendship
Andrew Wells-Dang, a senior expert at the United States Institute for Peace (USIP) said that the American veterans/peace envoys are getting older and fewer. The next generation to develop of friendly relations is none other than the Vietnamese and American young people.
|
Nguồn bài viết : Thống Kê Loto