Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

2025-01-17 20:15:25
Đường lối chiến tranh nhân dân trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc
Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị quân ta tiêu diệt, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" đang phấp phới bay trên nóc hầm Tướng De Castries. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đây là lời chia sẻ của học giả Thái Lan Songrit Pongern trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Bangkok khi đề cập các yếu tố làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” cách đây 70 năm. Theo ông, chính những tính cách làm nên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp Việt Nam chiến thắng.

Theo học giả Songrit, chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện mà ở thời điểm đó đã khơi dậy và khích lệ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, với mô hình cụ thể từ sự đoàn kết giữa Việt Nam, Lào và Campuchia để có thể giành được thắng lợi chung trước các siêu cường như Pháp và Mỹ sau này. Ông cũng tin rằng người Việt Nam vẫn giữ được niềm tự hào này cho đến ngày nay, đó là lòng yêu nước và giữ vững độc lập dân tộc.

Nhìn nhận về vai trò, những đóng góp của liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia chống thực dân Pháp trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, học giả Thái Lan cho rằng chính việc có chung một hệ tư tưởng, chung một vận mệnh là động lực vô cùng mạnh mẽ để tạo nên sự đoàn kết giữa 3 nước, giúp Việt Nam – Lào và Campuchia vượt qua được những khó khăn gian khổ của cuộc chiến đấu trường kỳ. Quan trọng hơn theo ông là ngày nay Việt Nam – Lào - Campuchia vẫn vững vàng chung tay và có thể nhìn thấy điều này từ việc xác định lập trường chung của ba nước trên vũ đài chính trị quốc tế và trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có hợp tác phát triển Khu kinh tế chung biên giới giữa 3 nước không ngừng phát triển.

Là người từng nhiều lần đến thăm Việt Nam, bao gồm cả 2 chuyến thăm tới Điện Biên Phủ vào năm 1989 khi Việt Nam kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN, học giả Songrit bày tỏ sự thán phục khi chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng liên tục của Việt Nam. Ông lưu ý rằng kể từ khi thực hiện chính sách cải cách kinh tế năm 1986, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đến nay đã tăng lên vị trí thứ 3 trong ASEAN. Học giả Songrit cho biết: “Cá nhân tôi đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng hơn nữa bởi Việt Nam có nền chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam và luôn thích ứng với tình hình thế giới”. Theo ông, Việt Nam ngày càng có nguồn nhân lực tốt hơn, có thể hỗ trợ đầu tư nước ngoài và có tiềm năng cao trong sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó có khả năng sản xuất hàng hóa đủ đáp ứng tiêu dùng trong nước.

Học giả Thái Lan nhận xét người dân Việt Nam vô cùng siêng năng và ông tin rằng mục tiêu của Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2050 là rất khả thi. Ông nhấn mạnh: “Bước tiến của Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa nếu được cùng phát triển với tất cả các nước trong ASEAN, tức là phát triển thực sự ASEAN thành một cộng đồng cùng thịnh vượng”.

Theo Đỗ Sinh – Huy Tiến (TTXVN)

https://baotintuc.vn/thoi-su/hoc-gia-thai-lan-danh-gia-cac-yeu-to-lam-nen-chien-thang-dien-bien-phu-20240327144938777.htm

Học giả Thái Lan đề cao vai trò của hợp tác nội khối APEC và ASEAN
Đánh giá về hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, Tiến sỹ Balazs Szanto cho rằng hợp tác nội khối là điều vô cùng quan trọng đối với khu vực.
Học giả Thái Lan: Việt Nam đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh
Theo Tiến sỹ Balazs Szanto (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan), Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN, kể cả khi Việt Nam nắm cương vị chủ tịch ASEAN vào thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19.

Nguồn bài viết : bảng đặc biệt năm 2024

Top