Theo đó, vùng công bố hết dịch thuộc địa bàn xã Phong Sơn và vùng bị dịch tả lợn châu Phi uy hiếp ở các xã Phong Xuân và Phong An thuộc huyện Phong Điền.
Trước đó, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4/2019, tại xã Phong Sơn đã xảy ra 3 ổ dịch tả lợn châu Phi tại hộ gia đình ông Tạ Hồng Uẩn; trại chăn nuôi lợn rừng của Khu du lịch Nước khoáng Thanh Tân và hộ gia đình ông Nguyễn Khóa, gây nhiều khó khăn cho chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian này, UBND huyện Phong Điền phối hợp với Chi cục Thú y Thừa Thiên - Huế tiến hành tiêu hủy 118 con lợn nhiễm bệnh; đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng, khoanh vùng dập dịch không cho dịch bệnh lây lan.
Đối với các xã giáp ranh là Phong Xuân và Phong An, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tăng cường các biện pháp giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, kinh doanh thông qua kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc. Tỉnh cũng thành lập 9 chốt kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm từ lợn; tiêu độc các phương tiện vận chuyển, người dân ra vào khu vực có dịch.
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi, phát tờ rơi, vận động người chăn nuôi cam kết thực hiện "5 không": không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để đề phòng dịch bệnh quay trở lại...
Nguồn bài viết : ĐÁNH ĐỀ