Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH - THCS Mường Luân ngôi nhà thứ hai của học sinh dân tộc

2025-01-17 20:15:29
Mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú nâng bước học sinh nghèo đến trường
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp giáo dục ở những vùng khó khăn đã có những bước phát triển đáng kể. Một trong những sự quan tâm đó là chính sách hỗ trợ mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT). Mô hình không chỉ nâng cao tỷ lệ học sinh chuyên cần mà còn giúp cho chất lượng giáo dục ở huyện nghèo vùng biên – Mường Nhé (Điện Biên) ngày càng được cải thiện.
Điện Biên Đông áp dụng mô hình phòng học 3 cứng giải pháp xóa phòng học tạm
TĐO-Chỉ 50 triệu đồng là có thể xây dựng được một phòng học theo mô hình 3 cứng. Đó là cách làm sáng tạo mà ngành giáo dục huyện Điên Biên Đông, tỉnh Điện Biên đang triển khai để xóa các phòng học tạm, phòng học tranh tre, lứa lá. Mô hình phòng 3 cứng đã và đang làm thay đổi về cơ sở vật chất nhằm phục vụ sự nghiệp giáo dục của huyện nghèo Điện Biên Đông.
Buổi sinh hoạt giữa giờ của các em học sinh

Trường PTDTBT-TH và THCS Mường Luân được thành lập tháng 7/2020 trên cơ sở sáp nhập 2 trường: PTDTBT TH Pá Vạt và trường THCS Mường Luân. Năm học này nhà trường có 21 lớp với 624 học sinh, trong đó Cấp tiểu học 10 lớp 225 học sinh, Cấp THCS 11 lớp 399 học sinh. Trường có 300 em học sinh thuộc chế độ bán trú.

Ông Hồ Công Nam, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với điều kiện khó khăn của một xã nghèo lại nằm trong huyện nghèo, nhiều em không có điều kiện được đến lớp, đến trường. Đặc biệt là những em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Qua bao năm cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám, nhiều gia đình không cho con đi học mà phải ở nhà đi làm nương, làm rẫy phụ giúp bố mẹ, gia đình. Nhất là khi mùa thu hoạch đến thì các em hầu như là lao động chính trong gia đình. Do đó, nhiều em phải bỏ học giữa chừng hoặc có đi học thì cũng không đều, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của Nhà trường. Mô hình trường PTDTBT ra đời đã mở ra cơ hội và điều kiện tốt để các em học sinh vùng khó tìm đến con chữ - nuôi dưỡng ước mơ.

Tới thăm nơi ăn, ở và sinh hoạt của các em học sinh trường PTDTBT tiểu học và THCS Mường Luân, huyện Điện Biên Đông một ngày cuối tháng 11 chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ và nề nếp của các em học sinh nơi đây. Thầy giáo Hồ Công Nam cho biết thêm: Để việc ăn, ở bán trú đi vào nề nếp, giúp học sinh quen với nếp sống có tổ chức, có kỷ luật, có trách nhiệm với tập thể, có lối sống lành mạnh như hôm nay đó là bao công sức của thầy và trò nhà trường. Hằng ngày, tất cả học sinh đều thức dậy từ 5 giờ sáng. Buổi sáng sau khi ngủ dậy các em vệ sinh cá nhân, tập thể dục, dọn dẹp phòng ở khu vực nội trú, sau đó ăn sáng và lên lớp học tập; buổi chiều các lớp thay nhau vệ sinh khuôn viên trường, cùng các thầy, cô chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tạo dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Chế độ bán trú đã giúp Nhà trường duy trì sỹ số học sinh ra lớp

Nhà trường đặc biệt chú trọng giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử... Ngoài giờ học chính khóa trên lớp, vào mỗi buổi tối nhà trường tổ chức cho học sinh lên lớp học bài với sự hướng dẫn, quản lý của thầy cô giáo quản lý nội trú các thầy cô giáo thường xuyên gần gũi động viên, trò chuyện để rèn kỹ năng giao tiếp và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh để kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ đó giúp các em yên tâm học tập và cũng phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà.

Với đặc thù của trường bán trú là học sinh ăn, ở và sinh hoạt ngay tại trường, chỉ cuối tuần hoặc dịp lễ, tết các em mới về với gia đình nên khi quản lý các em gặp không ít khó khăn. Vì quản lý con người đã khó và càng khó hơn khi quản lý các em học sinh đang ở độ tuổi còn ham chơi và thích khám phá. Hơn nữa trường là trường liên cấp 1,2 nên công tác quản lý các em ở bán trú cũng khác nhau.

Xác định công tác quản lý học sinh bán trú là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do vậy, ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học mới nhà trường đã xây dựng kế hoạch về công tác quản lý học sinh bán trú.

Các em học sinh bán trú ôn tập buổi tối tại lớp học

Để đảm bảo cho các em học sinh bán trú được học tập và sinh hoạt trong môi trường tốt nhất, bên cạnh, việc học văn hóa được nhà trường gắn liền với rèn kỹ năng tự lập, chấp hành kỷ luật, sắp xếp thời gian hợp lý giúp các em phát triển toàn diện. Nhà trường đã thành lập Ban Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú, xây dựng nội quy và các quy định sinh hoạt khu nội trú theo giờ giấc, phân công giáo viên phụ trách phòng bán trú, quản lý học sinh sau giờ học. Thành lập đội tự quản học sinh bán trú của trường, của từn lớp và từng phòng ở; ban hành kế hoạch hoạt động công tác bán trú, phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban quản lý; Tại mỗi điểm trường đứng đầu là đồng chí Phó hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng quản lý chung các hoạt động của khu bán trú từ việc vui chơi, học tập đến giờ giấc sinh hoạt của học sinh.

Ban quản lý được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động trong khu bán trú, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động hàng ngày. Hàng tuần Ban Giám hiệu phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng ưu, khuyết điểm các hoạt động của học sinh cũng như chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý nội trú…

Thường xuyên trao đổi quán triệt và rút kinh nghiệm trong nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh bán trú theo tuần. Đối với giáo viên phụ trách bán trú, ngoài nhiệm vụ giảng dạy phải gần gũi, thân thiện, giúp đỡ các em trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn 25 năm công tác và gắn bó với những học trò vùng cao cô giáo Trần Thi Huệ, Hiệu phó nhà trường chia sẻ: Đối với học sinh ở và sinh hoạt tại khu bán trú thì giáo viên vừa là người thầy, vừa là cha mẹ, vừa phải là một người bạn của các em. Bởi lẽ các em xa gia đình, bố mẹ, hàng ngày được tiếp xúc nhiều với thầy cô, bè bạn hơn người thân... Cho nên giáo viên phải luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với các em để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em, cũng như chăm sóc các em lúc ốm đau, lúc trái gió trở trời...từ đó các em yên tâm hơn trong sinh hoạt và học tập.

Các thầy cô giáo như những người cha, mẹ thứ hai của các em học sinh bán trú

“Mặt khác, để tạo cho các em môi trường sinh hoạt và học tập gần gũi như chính các em đang sinh hoạt ở gia đình nhà trường tổ chức nhiều hoạt động tập thể. Qua đó làm cho các em ngày càng tự tin hơn trong sinh hoạt, tích cực hơn trong các hoạt động tập thể. Việc tổ chức nhiều hoạt động cho các em đã làm cho các em cảm nhận được nhiều hơn sự quan tâm, sự yêu thương của thầy cô dành cho mình, từ đó các em có chuyển biến sâu sắc hơn trong suy nghĩ và trong học tập”. Cô giáo Trần Thị Huệ nói.

Để đảm bảo cho các em học sinh bán trú được học tập và sinh oạt trong môi trường tốt nhất, ngay từ đầu năm học nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Tuân thủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các bữa ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, an toàn, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh, nhằm kịp thời phát hiện những em có biểu hiện ốm đau, mệt mỏi…; phối hợp với bộ phận y tế điều trị, chăm sóc và thông báo tới phụ huynh. Hàng năm, nhà trường phối hợp y tế theo dõi cân nặng cho học sinh 2 lần/năm. Qua đó, lên kế hoạch điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp giúp các em có sức khỏe tốt, yên tâm học tập, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục.

Mọi sinh hoạt ở trường luôn đảm bảo đúng giờ, đúng quy định tạo các em có tính kỷ luật cao

“Đã không còn những ngày các thầy, cô giáo phải trèo đèo, lội suối, băng rừng đến từng nhà, từng lán trên nương, rẫy để vận động cha mẹ cho con em đến trường, đến lớp. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã giảm đáng kể; tỷ lệ học sinh chuyên cần luôn đạt trên 98%; xã đã được công nhận phổ cập trung học sơ sở đúng độ tuổi. Cũng vì thế mà nhà trường có điều kiện áp dụng phương pháp dạy và học tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó, chất lượng giáo dục được nâng cao; tỷ lệ học sinh chuyển lớp (lên lớp) luôn đạt trên 98%; số lượng học sinh đạt khá, giỏi tăng cao theo từng năm”. thầy giáo Hồ Công Nam, Hiệu trưởng trường (PTDTBT) TH - THCS Mường Luân nói.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song từ việc quan tâm, chăm lo và nuôi dưỡng các em học sinh bán trú từ bữa ăn, giấc ngủ đã giúp các em thêm yêu thương, yêu trường, mến lớp, tích cực học tập và rèn luyện. Trở thành điểm sáng trong việc nâng cáo chất lượng giáo dục toàn diện tại địa phương./.

Điện Biên Đông nỗ lực giảm nghèo bền vững
Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, huyên Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên xác định phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững luôn là nhiệm vụ trọng tâm.
Đón Tết trên đỉnh Phù Lồng
Khi ngô, lúa, hoa màu đã theo người về nhà, đồng bào Mông vùng cao gác lại mọi công việc thường ngày, để đón Tết Cổ truyền. Ngày Tết là dịp vui nhất trong năm, đồng bào cùng nhau tổng kết một năm đã qua, đón chào năm mới. Đây cũng là dịp để người thân trong gia đình tề tựu, là dịp để bạn bè gặp gỡ, trò chuyện tâm tình.

Nguồn bài viết : Live22 Điện Tử

Top