Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 5210/VPCP-KGVX ngày 30/7/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về kết quả thực hiện Đề án phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. |
Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác Công ước được thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn theo Nghị quyết 317 (IV) ngày 2/12/1949 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; có hiệu lực ngày 25/7/1951, theo quy định tại Điều 24. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu tới độc giả, nội dung công ước như sau. |
Nhiều mô hình điểm can thiệp, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, năm 2020 các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm hoàn lương ở 21 tỉnh, thành phố.
Triển khai và duy trì 113 điểm thực hiện can thiệp theo 3 mô hình của Chương trình Phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm: Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm hoàn lương trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới.
Trong đó, có 12 địa phương tổ chức xây dựng mô hình tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực của người bán dâm hoàn lương trong tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; 9 địa phương triển khai mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương tại cộng đồng và trung tâm công tác xã hội; 17 địa phương triển khai mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm với tổng số người bán dâm hoàn lương tham gia ban chủ nhiệm câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng trên là 4.463 người. Nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, trở thành cầu nối giúp người bán dâm hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.
Tại Vĩnh Long, mô hình “Hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và giảm hại, phòng chống bạo lực giới” do Sở LĐTBXH thực hiện thí điểm tại TP Vĩnh Long, sau hơn 1 năm thực hiện đã mang lại hiệu quả bước đầu, góp phần kết nối các dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm hoàn lương như tư vấn hỗ trợ tâm lý, tổ chức học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vốn sinh kế giúp người bán dâm hoàn lương tự tin hòa nhập cộng đồng.
Cụ thể, mô hình tiếp cận được 70 người bán dâm, tư vấn về tác hại của tệ nạn mại dâm và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục và cách phòng tránh; đã phát 5.000 tờ rơi, 500 cuốn sổ tay các thông tin liên quan đến các đơn vị cung cấp dịch vụ can thiệp giảm hại; thông tin hỗ trợ can thiệp giảm tác hại về phòng, chống bạo lực giới trong công tác phòng, chống mại dâm; phiếu tiếp cận, phiếu chuyển gửi cấp phát cho nhóm đồng đẳng để tư vấn chuyển gửi dịch vụ can thiệp giảm hại cho thành viên nhóm làm tài liệu tuyên truyền.
Vĩnh Long đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm. |
Tỉnh Quảng Bình sau 2 năm thí điểm, mô hình “Hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới” đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc trợ giúp người bán dâm hoàn lương tiếp cận với các dịch vụ xã hội về y tế, pháp lý, được học nghề để có một cuộc sống ổn định hơn…
Giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM đã tiếp cận 287.604 lượt người có nguy cơ cao và phụ nữ bán dâm (đạt 80% tỷ lệ phụ nữ bán dâm, 70% người quan hệ đồng giới nam có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận chương trình phòng, chống HIV/AIDS), cấp phát 12.833.466 bao cao su, 11.829.859 bơm kim tiêm (khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm phụ nữ bán dâm ở mức 5%), 2.170.607 người sử dụng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm tại các điểm tư vấn tự nguyện nhằm phát hiện sớm và điều trị HIV, các bệnh lây qua đường tình dục khác.
Nhiều mô hình hay giúp người bán dâm hoàn lương, làm lại cuộc đời tại TP. HCM. Ảnh: Báo Dân sinh |
Đồng bộ các giải pháp phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 – 2025
Ngày 28/9/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 (Chương trình PCMD) với quan điểm thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế-xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác trong phòng, chống tệ nạn mại dâm, nhằm bảo vệ thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; góp phần tăng cường trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Mục tiêu của Chương trình PCMD nhằm tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm; tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm hoàn lương.
Chương trình PCMD đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm; phấn đấu ít nhất 70% số xã, phường, thị trấn (cấp xã) tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên, và ít nhất 60% người lao động trong các khu công nghiệp, 70% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình PCMD sẽ xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống mại dâm; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người bán dâm; tăng cường tuyên truyền phòng ngừa đến toàn xã hội, chú trọng ở các khu vực miền núi, địa phương có nhiều người di cư để hạn chế phát sinh mới số người tham gia mại dâm...
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình có liên quan tại địa bàn cơ sở; xây dựng các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình về dạy nghề, tìm việc làm, hỗ trợ vay vốn, giảm nghèo nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp; xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch lồng ghép việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
Song song đó, Chương trình PCMD cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến mại dâm. Trong đó, kiểm tra, quản lý chặt chẽ điều kiện thành lập và hoạt động kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm theo quy định của pháp luật nhằm phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để tổ chức hoạt động mại dâm.
Từ nay đến năm 2025, Chương trình PCMD triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm, như tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình thí điểm có hiệu quả của giai đoạn 2016-2020 theo hướng hỗ trợ trao quyền, tăng cường sự tham gia của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan; hình thành mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm hoàn lương có sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân trong và ngoài nước và một số nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm hoàn lương.
Chương trình PCMD phấn đấu ít nhất 10% địa bàn cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, triển khai mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.
Dự thảo sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4 mới bị đuổi học: Bộ GD-ĐT thừa nhận không phù hợp, sẽ xem xét kiểm điểm ban soạn thảo Bộ GD-ĐT cho biết khung xử lý kỷ luật đối với HSSV về hành vi có hoạt động mại dâm trong dự thảo không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh khi ban hành. Đồng thời, Bộ cũng sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm của Ban soạn thảo và cá nhân có liên quan. |
Hỗ trợ hơn 90 tỷ đồng phòng ngừa bạo lực giới và giải quyết mại dâm Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) sẽ triển khai một dự án mới hỗ trợ cho Việt Nam trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề liên quan đến mại dâm. Tổng ngân sách hỗ trợ lên tới 4,1 triệu USD (hơn 90 tỷ đồng) cho giai đoạn 5 năm từ 2017-2021. |
Nguồn bài viết : Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc