Chính phủ ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. |
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng, hoàn thiện thể chế và thực thi pháp luật Ngày 29/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2021 với nhiều quyết định quan trọng, mang tính đột phá. Theo đó, Chính phủ tập trung rà soát, xem xét việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật gắn với trách nhiệm của người đứng đầu của các bộ, cơ quan nhằm khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. |
Sự kiện đã thu hút hơn 200 người tham gia là đại diện các cơ quan trung ương và địa phương, các cơ quan khác nhau của Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, đại sứ quán, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ... |
Với chủ đề “Hệ thống lương thực Việt Nam - minh bạch, có trách nhiệm và bền vững”, hội nghị chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc do Tổng thư ký Liên hợp quốc triệu tập sẽ diễn ra tại New York vào cuối năm nay.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã công bố Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc vào Ngày Lương thực Thế giới năm 2019 như một phần của Thập kỷ hành động để thực hiện trong Chương trình nghị sự 2030. Mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh là đạt được tiến bộ trên tất cả 17 Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) thông qua cách tiếp cận hệ thống lương thực, tận dụng tính liên kết của các hệ thống lương thực trước những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, nghèo đói và bất bình đẳng.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia và các tác nhân trong hệ thống lương thực thực phẩm, nhằm tạo ra những thay đổi sâu rộng của cả hệ thống. Việc này sẽ giúp chúng tôi làm tốt hơn công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương và dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, cũng là cơ hội để kết nối, phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực của Việt Nam theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.
Báo cáo về an ninh lương thực và dinh dưỡng 2020 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) ước tính, trên thế giới vẫn còn khoảng 690 triệu người bị đói, khoảng 2 tỷ người đang thường xuyên phải đối mặt với sự thiếu hụt thực phẩm và dinh dưỡng; 144 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Trong khi đó, tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm hơn, đặc biệt tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, đặt ra những thách thức lớn để bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho 7,9 tỷ dân trên toàn thế giới.
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sống ở nông thôn và đóng góp 14,85% GDP của cả nước vào năm 2020.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: “Chúng ta cần hỗ trợ tổ chức nông dân ở cấp cơ sở làm nòng cốt cho liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, đảm bảo cân đối lợi ích của các tác nhân trong chuỗi; phát triển các hình thức hợp tác công – tư đa dạng để thu hút đầu tư tư nhân thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị nông sản có trách nhiệm, minh bạch và bền vững; nhân rộng các sáng kiến của các tổ chức nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cấp cơ sở trong kết nối chuỗi giá trị, đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân một cách minh bạch và công bằng, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng; giảm phát thải khí nhà kính, ứng dụng thành tựu mới của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát huy tối đa giá trị đa tích hợp cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan, môi trường của nông sản”.
Theo Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra, an ninh lương thực vẫn là một vấn đề nan giải chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh và an toàn thực phẩm. Suy thoái môi trường do khai thác quá mức tài nguyên và sử dụng hóa chất ngày càng trở nên đáng báo động. Ngoài ra, sự bất bình đẳng trong phân phối, không thu hút được lao động trẻ, thiếu kết nối thị trường cũng như năng lực quản lý sản xuất, chế biến, lưu thông hàng hóa còn yếu kém đã làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nông nghiệp và toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm.
"Liên hợp quốc tại Việt Nam và các cơ quan của chúng tôi như IFAD, UNICEF, UNIDO và các cơ quan khác sẽ đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, cùng các đối tác phát triển để chuyển đổi hệ thống lương thực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững", ông Kamal Malhotra cho biết.
Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ sự bất bình đẳng và kém hiệu quả tột độ trong hệ thống lương thực, vốn phụ thuộc vào hàng nghìn nhà sản xuất và chế biến thực phẩm, nhiều người trong số họ đang sống với thu nhập rất thấp. Đại dịch xảy ra vào thời điểm các hệ thống lương thực đã phải chịu sức ép từ các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt và thời gian hạn hán kéo dài, biến đổi khí hậu và các cú sốc khác.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai, nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương ở mức 2,68% vào năm 2020. Ngoài việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân, nông nghiệp Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lương thực toàn cầu. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 41,53 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 24,23 tỷ USD.
Sau hội nghị thượng đỉnh, Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm để triển khai thực hiện và rà soát tính phù hợp của hệ thống lương thực, thực phẩm với tiếp cận đa ngành, đa cấp đối với các chính sách và chương trình hiện nay có liên quan.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển thực chất và hiệu quả, tin cậy chính trị cao Ngày 22/6/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam (20-23/6/2021), Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đã chào xã giao Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Văn phòng Chính phủ. |
Tổng Thư ký Liên hợp quốc ghi nhận những đóng góp tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam Sáng ngày 19/6/2021, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm chúc mừng ông Antonio Guterres nhân dịp ông vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tái bổ nhiệm làm Tổng Thư Ký LHQ nhiệm kỳ 2022-2026 và trao đổi về tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – LHQ. |
Việt -Áo thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ngày 10/6, Đại sứ Việt Nam tại Áo Nguyễn Trung Kiên đã có buổi làm việc với bà Gabriele Meson-Tschürz, Vụ trưởng Vụ Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Áo. |
Nguồn bài viết : Loto gan