Lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam đạt được bước tiến đáng kể

2025-01-17 20:15:30
Phổ biến pháp luật sở tại cho cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ
Ngày 27/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh Mông Cổ và Hội người Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Hội nghị giới thiệu, phổ biến pháp luật Mông Cổ cho người Việt Nam tại nước này.
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Theo báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa được công bố, 19% lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam làm việc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ và số lượng lao động giúp việc gia đình di cư ra nước ngoài làm việc liên tục tăng trong thập kỷ qua.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, lao động giúp việc gia đình trở thành đối tượng dễ bị mất việc hơn nhiều so với các đối tượng lao động khác. So với quý IV năm 2019, tỷ lệ lao động giúp việc gia đình đã giảm 17% trong quý II năm 2020, trong khi đó, tỷ lệ mất việc của nhóm lao động làm thuê khác trong cùng giai đoạn chỉ là 6,1%.

Ảnh minh hoạ.

Song song với việc một số lao động giúp việc gia đình bị mất việc làm, một số người khác bị giảm thời giờ làm việc. Cả hai tình trạng này đều dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về tổng tiền lương nhận được. Trong quý II năm 2020, thời giờ làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam đã giảm 24,7% so với quý IV năm 2019. Do mất việc làm và thời giờ làm việc bị giảm, tiền lương mà lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam nhận được đã giảm 26,2%.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trong khu vực đưa lao động giúp việc gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động. Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định số 145/2000/NĐ-CP đi kèm quy định lao động gia đình phải có hợp đồng bằng văn bản, đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, trong đó có giới hạn về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.

Trong số các nước Đông Nam Á, chỉ có ở Việt Nam là lao động giúp việc gia đình được hưởng một mức lương tối thiểu ít nhất bằng mức lương tối thiểu dành cho các lao động khác.

Tiến sỹ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam nhận định: “Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể khi đưa người lao động giúp việc gia đình thuộc phạm vi bảo vệ của pháp luật lao động. Thế nhưng, thách thức mà Việt Nam gặp phải hiện nay là làm thế nào để tăng cường tuân thủ luật pháp, đặc biệt là thu hẹp khoảng cách giữa các biện pháp bảo vệ quy định trong luật và trải nghiệm thực tế của lao động giúp việc gia đình".

Cho tới năm 2026, Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn Công ước về Lao động Giúp việc Gia đình của ILO (Công ước số 189).

Luật lao động mới bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động
Bộ Luật Lao động đầu tiên của Việt Nam được thông qua vào năm 1994. Mới đây nhất, thương lượng tập thể cùng nhiều quy định mới về mối quan hệ lao động, được đưa vào bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ tháng 1 năm nay. Sự thay đổi này đưa pháp luật lao động Việt Nam tiệm cận với pháp luật lao động hiện đại nhất trên thế giới. Có thể nói đây là sự nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động. Phóng sự sau đây sẽ làm rõ hơn những điểm mới cùng đánh giá của chuyên gia quốc tế về bộ luật lao động mới này.
Hội người Việt tại Oudomsay (Lào) giúp đỡ chính quyền sở tại mì, khẩu trang, tiền mặt chống dịch
Chiều 29/4, Hội Người Việt Nam tại tỉnh Oudomsay đã trao 600 thùng mỳ và 55.000 khẩu trang y tế trị giá 70 triệu kíp (7.500 USD) cùng 65 triệu kíp tiền mặt cho Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Oudomsay - ông Bounkhong Lachiemphong nhằm chung tay với chính quyền địa phương trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ tại Lào trong những ngày qua.

Nguồn bài viết : Seaside Club

Top