Ứng dụng công nghệ thông tin giúp ngành Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang nâng cao hiệu quả

2025-01-17 20:15:31
Nâng cao nhận thức cho mọi người về trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin
Trong khi nhiều tổ chức đang tăng cường đầu tư vào các công cụ, hệ thống bảo mật thụ động, mà quên mất rằng việc đào tạo chuyên môn, nhận thức bảo mật cho đội ngũ nhân viên mới là nhiệm vụ đóng vai trò quyết định. Bởi con người là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo an toàn thông tin.
Tiến sĩ người Việt được trao giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 về khoa học công nghệ
Tiến sĩ Huỳnh Thế Thiện là tác giả của 58 bài báo khoa học quốc tế và là chủ nhiệm một đề tài cấp quốc gia của Hàn Quốc.

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang, phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành (hay còn gọi là Văn phòng điện tử) đã được triển khai rộng rãi đến các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh. Kết quả, đến nay đã triển khai để gửi và nhận văn bản từ Sở đến 11 Phòng GD-ĐT và 531 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh. Trung bình hàng tháng có khoảng 20.000 lượt truy cập, tổng số lượt truy cập tính từ đầu năm 2020 đến nay là 1,814,194 lượt. Bên cạnh đó, ngành cũng đã tập hợp được dữ liệu của: 531 cơ sở giáo dục, 19.573 giáo viên và 337.736 học sinh thông qua phần mềm quản lý nhà trường và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành.

Có thể nói, một trong những hiệu quả thiết thực của việc ứng dụng CNTT là nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Chất lượng học tập của học sinh ngày càng được tăng lên một cách rõ rệt. Hiện nay, nhờ CNTT mà các tiết học trở nên sinh động, lý thú hơn. Nhờ có CNTT, học sinh có thể lên mạng tra cứu thêm các thông tin bổ ích phục vụ cho việc học như: Tham gia các diễn đàn học tập; giải các đề thi, học Tiếng Anh…

Học sinh Tiền Giang học trực tuyến trên mạng trong mùa dịch COVID-19. Ảnh: Thảo Phương

Nếu như trước đây việc quản lý trong ngành GD-ĐT lệ thuộc rất nhiều vào hồ sơ, sổ sách, thì nay đã có nhiều hiệu quả thiết thực hơn nhờ việc ứng dụng tốt CNTT. Đồng thời, nhờ CNTT mà chất lượng dạy và học của toàn ngành có rất nhiều đổi thay so với trước đây.

Chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức sẽ được triển khai từ năm học 2020 - 2021. Đây được xem là bước thay đổi mạnh mẽ của toàn ngành GD-ĐT. Mục tiêu của lần đổi mới lần này là thay đổi tư duy và phương pháp dạy học cho học sinh, vai trò của CNTT được xác định là vô cùng to lớn. CNTT sẽ được xác định là người bạn sẽ đồng hành với toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên trên chặng đường hướng đến nền giáo dục 4.0.

Theo đó, thời gian qua, ngành GD-ĐT đã triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT. Ngoài các phần mềm quản lý trong toàn ngành do Bộ cung cấp, Sở và các phòng GD-ĐT, các trường còn triển khai sử dụng một số phần mềm khác như: Phần mềm kế toán Misa, phần mềm quản lý thư viện, phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức... 100% đơn vị của ngành được đầu tư, lắp đặt đường truyền Internet tốc độ cao. 100% cán bộ, giáo viên từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông ứng dụng tốt CNTT vào việc giảng dạy và học tập.

Theo đó, ngành GD-ĐT khuyến khích giáo viên khai thác tốt các công cụ trình chiếu, soạn và trình bày bài giảng điện tử E-Learning, mỗi giáo viên trung học phổ thông có ít nhất 1 tiết dạy sử dụng bài giảng điện tử trong 1 năm học; mỗi trường trung học phổ thông và trung học cơ sở tạo mới ít nhất 5 bài giảng điện tử áp dụng cho từng môn học.

Ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT chia sẻ: Nhờ ứng dụng tốt CNTT mà ngành GD-ĐT đã ứng phó rất tốt trong tình hình nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 với 2 nội dung lớn là ôn tập qua mạng và truyền hình cho học sinh. Trong thời gian tới, toàn ngành sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để việc ứng dụng CNTT sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, tạo được nhiều sức lan tỏa.

Vĩnh Phúc: Đổi mới đồng bộ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại TTYT huyện Yên Lạc
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế. Đổi mới phong cách thái độ phục vụ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh… Đây là một trong các nhiệm trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 của TTYT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thực hiện.
Phú Thọ: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại TTYT huyện Thanh Thủy
“Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy: Quy mô 400 giường bệnh, trong đó có 300 giường bệnh xã hội hóa, với 259 cán bộ, viên chức, người lao động. Thực hiện chủ trương xã hội hóa, trung tâm đã thu hút các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo được đội ngũ cán bộ chuyên môn để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh chất lượng cao ngay tại địa phương...”, Thông báo số 39/TB-VHXH của Ban Văn Hóa – Xã hội thuộc HĐND tỉnh Phú Thọ về kết quả giám sát tình hình thực hiện hoạt động xã hội hóa lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay.

Nguồn bài viết : ON Trực Tuyến

Top