Phòng ngừa và điều trị “nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên

2025-01-17 20:15:31
GNI trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh Thanh Hóa
Ngày 12-13/12/2020 tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam (GNI) đã tổ chức hoạt động ngoại khóa với nội dung “Phòng chống bạo lực học đường” cho học sinh và cán bộ giáo viên tại 3 trường THCS tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa: trường THCS Phạm Văn Hinh, xã Vĩnh Long; THCS Vĩnh Ninh xã Ninh Khang và THCS Nguyễn Đan Quế xã Vĩnh Hùng (Thanh Hóa).
Quyền việc làm dưới tác động của Công nghiệp 4.0: Đổi mới tư duy vượt qua thách thức
Hiện nay ở Việt Nam, quyền có việc làm đang chịu nhiều tác động của công nghiệp 4.0. Theo dự báo của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% lao động ngành dệt may và da giày ở Việt Nam sẽ bị mất việc trong vòng 15 năm tới. Những ngành khác có rủi ro cao như: nông, lâm và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Làm thế nào để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bảo đảm quyền có việc làm cho người lao động là một bài toán đang đặt ra nhiều thách thức.

Hướng nghiệp cho sinh viên thời 4.0

Tọa đàm “Hành trang và cơ hội việc làm cho sinh viên trong cách mạng Công nghiệp 4.0” hướng nghiệp là một hoạt động được Phòng Công tác sinh viên của Học viện tổ chức thường niên với những chủ đề đa dạng và mang tính thời sự.

Khách mời của buổi tọa đàm là nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong; Bà Nguyễn Thúy Bình – Phó trưởng phòng Thông tin Thị trường Lao động, Trung tâm dịch vụ Việc làm Hà Nội. Về phía Học viện Phụ nữ Việt Nam có sự tham dự của PGS.TS. Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện; lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của đông đảo sinh viên của học viện, đặc biệt là các bạn sinh viên năm 3, năm 4 đang rất cần những thông tin hữu ích cho hành trang vào đời của mình.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS. Trần Quang Tiến gửi lời cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian đến Học viện để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm dành cho các bạn sinh viên trong thời đại 4.0. Giám đốc Trần Quang Tiến cũng nhấn mạnh: Học viện đã trao cho các em cơ hội tiếp cận với các ngành học phù hợp với xu thế của thời đại hiện nay như: Truyền thông đa phương tiện, Quản trị du lịch & lữ hành, Luật, Giới và Phát triển, Tâm lý học…Việc chuẩn bị kiến thức, hành trang để thích ứng với xu thế phát triển của thời đại chính là yêu cầu tiên quyết của thành công. Thầy mong các em tự tích lũy vốn liếng tri thức, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm để biến thách thức thành cơ hội và trở thành niềm tự hào của gia đình, nhà trường, xã hội.

Các diễn giả chia sẻ tại toạ đàm. Ảnh: Xuân Quỳnh

Tại tọa đàm, Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đã chia sẻ chung về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong đó nhấn mạnh sự thay đổi mà nó mang lại cho xã hội. Những thách thức đối với cộng đồng Startup trong việc bắt kịp công nghệ cách mạng công nghiệp 4.0, khó khăn về nhân lực, thị trường, khách hàng. Cách mạng 4.0 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Câu hỏi được đặt ra là: Sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp cần phải làm gì để có thể thích nghi và tự tin đương đầu với thử thách?

Cùng tham gia trao đổi với sinh viên, bà Nguyễn Thúy Bình đã chia sẻ các thông tin mang tính thời sự về thị trường lao động; Thông tin về các nhóm ngành nào sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao và đang được chú trọng trong giai đoạn hiện tại; Thông tin về xu hướng ngành nghề trong giai đoạn hội nhập quốc tế; Những hạn chế của sinh viên mới tốt nghiệp bước vào thị trường lao động; Cơ hội việc làm của sinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0; Phương án vượt qua những rào cản và thích nghi với cuộc cách mạng 4.0…

Sau phần trả lời các câu hỏi của sinh viên, các chuyên gia cũng chia sẻ thêm nhiều thông tin bổ ích sau khi tốt nghiệp, những yêu cầu, điều kiện và quyền lợi của các bạn khi làm việc tại các doanh nghiệp. Những thắc mắc của các bạn sinh viên về công việc cũng như các vấn đề về chuyên môn, phúc lợi khi xin việc...đều được các vị khách mời trả lời một cách tường tận và thoả đáng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng trực tiếp mang đến những cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau để sinh viên học viện cùng thử sức.

Phòng ngừa và điều trị “nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu là giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Y Dược, Đại học Văn Lang, Đại học Tài chính – Marketting, Đại học Hutech, Đại học Nguyễn Huệ, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Lao động Xã hội cơ sở 2…và sự tham gia của các chuyên viên trị liệu tại các bệnh viện quận 2, bệnh viện quận 8, bệnh viện Đại học Y Dược; Viện Nghiên cứu Vùng Đông Nam Bộ; Trung tâm Rồng Việt, Trung tâm Giáo dục Kỹ năng mềm Giá trị Việt; Hội Liên hiệp Phụ nữ phía Nam, Ban Giám hiệu các trường THCS và trường Tiểu học,…quan tâm đến nội dung Hội thảo.

Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo, ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam đã khẳng định “nghiện” Internet có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào và có thể diễn ra ở khắp mọi nơi với rất nhiều hình thức khác nhau, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội”.

Các đại biểu thảo luận. Ảnh: Cẩm Giang

Trong bài phát biểu, ThS Nguyễn Thị Thu Hương cũng bày tỏ sự cảm ơn các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học các nhà nghiên cứu đã đã đồng hành, hỗ trợ Phân hiệu trong quá trình chuẩn bị và tổ chức hội thảo, và khẳng định rằng Hội thảo được tổ chức với mong muốn tạo ra một diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng chống và hỗ trợ cai “nghiện” Internet, mục đích phác họa bức tranh chung về “nghiện” Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay; tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng, những hậu quả của nó đối với gia đình, nhà trường và xã hội; thảo luận về những biểu hiện lâm sàng của “nghiện” Internet, công cụ chẩn đoán và biện pháp điều trị; đồng thời thảo luận vai trò của truyền thông, nhà trường, xã hội,… trong việc phòng chống “nghiện” Internet, từ đó tìm ra các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và điều trị “nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam hiện nay.

Trong bài trình bày của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hương và Phan Thị Cẩm Giang, tại hội thảo về các yếu tố liên quan đến mức độ nghiện game ở học sinh THCS. Đã đưa ra kết quả nghiên cứu từ thực trạng, đồng thời đã trích dẫn những nghiên cứu khác từ nước ngoài với các mốc thời gian khác nhau nhưng kết quả có phần tương đồng nhau, điều này cho thấy các yếu tố liên quan đến nghiện game ở học sinh THCS có sự tương đồng dù các em có sự khác biệt ở khoảng cách địa lý.

Tiếp theo là báo cáo Tổng quan hiệu quả can thiệp tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng về Internet/smartphone: Phân tích tổng hợp, được trình bày bởi TS. Lê Minh Thuận. Nhóm tác giả đã đưa ra rất nhiều cách can thiệu tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng, và khẳng định rằng vai trò gia đình rất quan trọng trong việc hỗ trợ thanh thiếu niên giảm tình trạng phụ thuộc vào Internet.

Hội thảo cũng được nghe báo cáo thực tế của bà Trần Thị Bích Hằng – Hiệu trưởng trường THCS Trần Quốc Toản, Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, HCM về chuyên đề Vai trò của nhà trường trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa “nghiện” Internet ở thanh thiếu niên. Bà Hằng thừa nhận rằng tuy không nhiều, song vẫn có tình trạng học sinh tại trường dành quá nhiều thời gian cho Internet nói chung và game nói riêng, đồng thời bà chia sẻ những hoạt động tại nhà trường trong việc giảm thiểu tình trạng học sinh “nghiện” Internet.

Hội thảo cũng thảo luận về vai trò của nhà trường/phụ huynh/các tổ chức chính trị xã hội trong việc hỗ trợ thanh – thiếu niên Việt Nam nghiện “Internet” hiện nay. Kết quả cho thấy rằng cần có sự phối hợp liên ngàng trong việc hỗ trợ thanh – thiếu niên Việt Nam nghiện “Internet” nhằm giảm thiểu thực trạng và hậu quả từ “nghiện” Internet.

Hội thảo khoa học đã thu nhận được rất nhiều ý kiến tích cực từ các chuyên gia. Các đại biểu đã trao đổi thảo luận rất tích cực và đã thực sự trở thành diễn đàn trao đổi thông tin bổ ích cho quý thầy cô, phụ huynh, cán bộ các tổ chức phi chính phủ, các Chuyên gia trị liệu đồng thời là diễn đàn gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về các nội dung, giải pháp, kinh nghiệm đối với thực trạng ‘nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam nhằm giảm thiểu tình trạng “nghiện” Internet ở các em, đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em mà cả nước đang quan tâm.

327 học sinh, sinh viên Quảng Ngãi nhận học bổng SEEDS trong năm học 2020-2021
Vừa qua, chương trình Học bổng “Phát triển giáo dục và kĩ năng – Học bổng SEEDS”, do Tổ chức Vòng tay Thái Bình (Pacific Links Foundation) tài trợ tại tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Nghệ An: Trang bị kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông cho đội ngũ báo cáo viên
Ngày 5/10, Trường Chính trị tỉnh Nghệ An phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị học tập chuyên đề “Vấn đề lãnh đạo hiện đại” và “Kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông và dư luận xã hội”.

Nguồn bài viết : SABA-SPORTS

Top