Đắk Nông đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa (ISV) lần thứ 20

2025-01-17 20:15:21
Cần Thơ tổ chức “Ngày hội lá” trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2022
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: Hòa bình là điều kiện tiên quyết

Hội nghị ISV là một hoạt động quan trọng nhất của Hiệp hội Hang động Quốc tế và Ủy ban Hang động núi lửa (UIS-CVC) được tổ chức 2 năm một lần, nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi các thông tin, kết quả nghiên cứu và kết nối các thành viên trong lĩnh vực này.

Năm 2022, tỉnh Đắk Nông vinh dự được Ủy ban Hang động núi lửa thuộc Hiệp hội Hang động quốc tế lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20). Đây là lần đầu tiên một Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa (ISV) được tổ chức tại Việt Nam.

Thác nước trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông - (Ảnh: Võ Anh Tú/daknong.gov.vn).

ISV20 lần đầu tiên được tổ chức tại quần đảo Hawaii vào năm 1972. Tiếp đó, các quốc gia đã đăng cai Hội nghị ISV trong những năm gần đây gồm: Ecuador (quần đảo Galapagos), Tây Ban Nha (quần đảo Canary), Hàn Quốc, Jordan, Australia, Iceland và Mỹ (Hawaii và California); gần đây nhất là Hội nghị ISV lần thứ 19 được tổ chức tại Ý vào tháng 8/2021.

Trước đó, vào tháng 7/2020, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Từ đó, tên gọi “Dak Nong UNESCO Global Geopark (Viet Nam)” chính thức xuất hiện trên bản đồ Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, gồm 177 điểm đến. Đắk Nông là địa phương thứ 3 của Việt Nam và thứ 164 trên thế giới có công viên địa chất được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Tuy là thành viên "non trẻ" của Mạng lưới nhưng Đắk Nông đã có sự chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực mới này, đồng thời đã mạnh dạn đề xuất và bảo vệ thành công hồ sơ, từ đó vinh dự được Ủy ban Hang động núi lửa thuộc Hiệp hội Hang động quốc tế thống nhất lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức Hội nghị ISV20 năm 2022.

Việc tỉnh Đắk Nông đăng cai tổ chức Hội nghị ISV lần thứ 20 là một sự kiện đối ngoại quan trọng, giúp địa phương giới thiệu, quảng bá hiệu quả hệ thống hang động núi lửa - di sản địa chất (có dấu vết của văn hóa người tiền sử) mang tầm quốc tế trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Đồng thời, thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, nâng cao thêm giá trị của hệ thống hang động, giá trị văn hóa đặc trưng; chia sẻ kinh nghiệm, góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả di sản mang tầm quốc tế của tỉnh Đắk Nông.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông hướng đến phát triển kinh tế, thông qua hoạt động du lịch - (Ảnh: daknong.gov.vn).

Tỉnh Đắk Nông chủ động đăng cai tổ chức một sự kiện khoa học mang tầm quốc tế khẳng định quyết tâm của tỉnh Đắk Nông trong việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các giá trị di sản, đặc biệt là các di sản địa chất mang tầm quốc tế. Qua các sự kiện tổ chức tại Hội nghị ISV lần này, Đắk Nông mong muốn tìm kiếm được nhà đầu tư đồng hành cùng Đắk Nông đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch, hạ tầng kết nối các điểm đến trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, đưa du lịch thực sự trở thành một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của Đắk Nông, mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII đã định hướng.

Hội thảo khoa học cũng cơ hội để tỉnh Đắk Nông có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững di sản, phục vụ phát triển du lịch địa phương. Đồng thời, nâng cao vị thế của tỉnh Đắk Nông - Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực về bảo tồn và khai thác bền vững các di sản địa chất.

Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập vào năm 2015 với diện tích 4.760km2, ranh giới trải dài trên 06 huyện, thành phố là: Krông Nô, Cư Jut, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk G’long và Gia Nghĩa. Với những giá trị di sản đặc sắc mang tầm quốc tế, Công viên địa chất Đắk Nông đã được Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào tháng 7/2020.

Việc UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Đắk Nông, mà còn là vinh dự, tự hào lớn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng đến với bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, khi đạt được danh hiệu công viên địa chất toàn cầu, một số làng nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm… của đồng bào các dân tộc Mạ, M'nông, Ê đê… trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông được "tái sinh", mở ra nhiều cơ hội việc làm cho và khả năng cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương thông qua hoạt động du lịch.

Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 8 sẽ tổ chức tại TP.HCM
Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Sắc thu hồ Ba Bể”

Nguồn bài viết : Thể thao Ngoại hạng Anh

Top