Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản |
Sau ba năm có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa lợi ích gì từ EVFTA? |
Đây là cuộc họp của Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp Ấn Độ Việt Nam (JTSC), do ông Rajesh Agrawal, Trợ lý Bộ trưởng, Tổng vụ thương mại, Bộ Công thương từ phía Ấn Độ và Bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương từ Phía Việt Nam, đồng chủ trì. Cuộc họp diễn ra sau hơn 4 năm do Cuộc họp lần thứ 4 do JTSC tổ chức vào đầu năm 2019.
Bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam (phải) và ông Rajesh Agrawal, Trợ lý Bộ trưởng, Tổng vụ thương mại, Bộ Công thương Ấn Độ tại buổi họp (Ảnh: ĐSQ Ấn Độ tại Việt Nam). |
Phát biểu về tầm quan trọng của JTSC, Thứ trưởng Phan Thị Thắng khẳng định những vấn đề được thảo luận tại cuộc họp lần này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Ấn Độ và ngược lại. Qua đó, góp phần đảm bảo duy trì, không gián đoạn và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.
Tại cuộc họp, ông Rajesh Agrawal, Trợ lý Bộ trưởng, Tổng vụ thương mại, Bộ Công thương nhận định, kể từ kỳ họp lần thứ 4 của JTSC vào năm 2019 tại Hà Nội, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Cụ thể, trong năm tài khoá 2022-2023, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 23 của Ấn Độ trên toàn cầu và thứ 5 trong số các nước ASEAN với tổng kim ngạch thương mại đạt 14.70 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại với Việt Nam chiếm 11.02% tổng kim ngạch của Ấn Độ với các nước ASEAN. Việt Nam là đối tác nhập khẩu quan trọng của Ấn Độ với các mặt hàng sắt thép và các sản phẩm nông sản bao gồm thịt đông lạnh, thủy sản, ngũ cốc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Hai bên đồng tình rằng kỳ họp lần thứ 5 cần tiếp tục tìm ra các biện pháp thiết thực nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp hai bên có thể khai thác được những lợi ích từ sự hợp tác giữa hai nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Toàn cảnh kỳ họp (Ảnh: Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi). |
Tại cuộc họp, các vấn đề Việt Nam quan tâm bao gồm: hợp tác hướng tới đạt được mục tiêu thương mại cao hơn theo hướng bền vững; khai thác tiềm năng để hợp tác và thúc đẩy hơn nữa kim ngạch thương mại song phương. Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho rằng hai bên cần khai thác yếu tố bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng hóa, đảm bảo không bị gián đoạn chuỗi cung ứng. Cần ưu tiên sản xuất và giao thương đối với các nhóm ngành hàng thế mạnh của mỗi bên như là nhóm dệt may, da giày; hàng nông thủy sản chế biến; hàng công nghiệp; thức ăn gia súc; hóa chất và chất dẻo; dược phẩm; linh kiện điện tử…
Phía Ấn Độ đã đề nghị hai bên hợp tác trong lĩnh vực công nghệ - thông tin, dịch vụ tài chính, giáo dục, du lịch, y tế, telemedicine (khám chữa bệnh từ xa), du lịch chữa bệnh và hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong lĩnh vực cung cấp chuyên gia, hai bên cần tiến tới công nhận bằng cấp của nhau (MRAs). Ngoài ra, các hình thức thanh toán giữa hai nước cần được đa dạng hoá như thanh toán bằng QR, bằng đồng bản tệ.
Hai bên cũng trao đổi về những thách thức liên quan đến hậu cần, ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương và nhất trí tiếp tục trao đổi để mở tuyến vận tải hàng hải trực tiếp, hợp tác trong vận chuyển hàng hóa và cải thiện kết nối hàng không.
Kết quả của cuộc họp thống nhất lựa chọn những lĩnh vực được JTSC thúc đẩy trong thời gian tới bao gồm nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giày, dược phẩm, hóa chất, phân bón, máy móc thiết bị, sản phẩm tiêu dùng, năng lượng và công nghiệp ô tô. Hai bên cũng nhất trí sẽ tích cực hợp tác để giải quyết những vấn đề liên quan đến mở cửa thị trường và hàng rào kỹ thuật đối với các nhà xuất khẩu của cả hai bên thông qua cơ chế tham vấn và trao đổi thường xuyên.
Doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ có nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin |
Đồng Tháp: Hơn 150 doanh nghiệp Ấn Độ đến kết nối hợp tác với doanh nghiệp Đất Sen Hồng |
Nguồn bài viết : XS Max 3D Pro