Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Peru, tờ NotiMass Guerrero của Mexico đã điểm lại những mốc son đáng nhớ trong mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latinh anh em, nhấn mạnh bất chấp đại dương cách trở, đây là tình đoàn kết bắt nguồn từ sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cùng tình yêu tự do và hòa bình.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, mở đầu bài xã luận “Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh," NotiMass Guerrero - một trong những tờ báo có lượng độc giả lớn nhất tại khu vực miền Nam Mexico - khẳng định những hiểu biết và tiếp xúc giữa Việt Nam với các nước Mỹ Latinh được ghi nhận ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi đó Việt Nam còn đang trong ách nô lệ của thực dân trong khi đa số các nước Mỹ Latinh cũng vừa giành được độc lập.
Trong giai đoạn này, NotiMass Guerrero điểm lại rằng trong quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, năm 1912, Người đã từng dừng chân tại đảo Martinique thuộc vùng Caribe, tại Uruguay và Argentina. Đây chính là nền tảng để Bác Hồ gieo những hạt giống đầu tiên cho tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh.
Tiếp nối nền tảng đó, trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, giữa khói lửa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam, người dân Mỹ Latinh đã tổ chức các phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, cũng như luôn bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam, qua đó góp phần hình thành mặt trận nhân dân trên toàn thế giới ủng hộ Việt Nam.
Cũng trong những năm tháng này, theo NotiMass Guerrero, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba (năm 1960), Chile (năm 1971) và Argentina (năm 1973). Ngay sau đó, trong 5 năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước (1975-1980), Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 10 quốc gia Mỹ Latinh. Đây cũng là quãng thời gian mà Việt Nam đã sát cánh cùng các người anh em Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Về phần mình, không chỉ ủng hộ mạnh mẽ giúp Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc năm 1977, các quốc gia Mỹ Latinh còn hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, mở rộng quan hệ đối ngoại cũng như chống lại các biện pháp bao vây, cấm vận.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986, quan hệ giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh bước vào một giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả 33 nước trong khu vực Mỹ Latinh.
Đề cập tới quan hệ kinh tế-thương mại, NotiMass Guerrero cho biết trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung cũng như của Việt Nam và các nước Mỹ Latinh nói riêng trải qua nhiều biến động, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ Latinh vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đáng khích lệ.
Trong 2 thập kỷ qua, kim ngạch thương mại Việt Nam-Mỹ Latinh đã tăng 67 lần, từ 300 triệu USD năm 2000 lên 23 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam đã triển khai hàng loạt dự án đầu tư tại khu vực 650 triệu dân này, trong đó bao gồm các lĩnh vực mang tính chiến lược như năng lượng, khai thác dầu khí và viễn thông.
Đáng chú ý, bên cạnh các thị trường có kim ngạch trao đổi hàng đầu tại khu vực là Brazil, Mexico, Argentina, Chile..., nhiều thị trường mới nổi như Panama, Colombia, Peru đã và đang trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại của Việt Nam với Mỹ Latinh.
Về đầu tư, Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện một số dự án đầu tư quan trọng tại Mỹ Latinh với số vốn hàng trăm triệu USD, điển hình là các dự án phát triển mạng viễn thông của Tập đoàn Viettel tại Peru và Haiti, các dự án của Tổng Công ty Viglacera và Công ty Thái Bình tại Cuba trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng...
Ở chiều ngược lại, hiện Mỹ Latinh có 21 quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 114 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 671 triệu USD.
Việt Nam và các đối tác Mỹ Latinh cũng đang triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại để tạo đòn bẩy cho quan hệ kinh tế thương mại đầu tư, trong đó phải kể đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam cùng với Mexico, Chile, Peru là thành viên; Hiệp định Thương mại Tự do với Chile (VCFTA) hay Hiệp định Thương mại với Cuba./.
Với chính sách Ngoại giao Cây tre, Việt Nam đã rất thành công trong việc duy trì mối quan hệ hiệu quả với các cường quốc, đồng thời vẫn bảo đảm lợi ích quốc gia.
Nguồn bài viết : baccarat trực tuyến