Phát động cuộc thi viết tiếng Nhật cho người Việt Nam với chủ đề: Tôi muốn du học tại Nhật Bản Hiệp Hội Việt Nam - Nhật Bản và Hội hữu nghị Việt – Nhật đồng tổ chức Cuộc thi viết văn tiếng Nhật cho người Việt Nam với chủ đề “Tôi muốn du học tại Nhật Bản”. |
Người Việt Nam đầu tiên giành được “huy hiệu Vàng” trong lĩnh vực ẩm thực tại Nhật Bản Nguyễn Bá Phước (SN 1992, quê ở Tiền Huân, Sơn Tây, Hà Nội) đã có được “Bằng đầu bếp chuyên nghiệp” của cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không những thế, anh còn đạt được “huy hiệu Vàng” (cấp bậc cao nhất) với tư cách là một đầu bếp người nước ngoài chế biến món ăn Nhật Bản truyền thống. |
Tôi có một tình cảm sâu sắc với Việt Nam
- Xin anh chia sẻ về cơ duyên gắn bó với Việt Nam?
Năm 2009, sau khi tốt nghiệp Đại học Nihon với chuyên ngành nông nghiệp miền nhiệt đới, tôi đã sang Việt Nam làm tình nguyện viên trong vòng 2 năm. Ở Việt Nam, tôi làm việc tại tỉnh Hoà Bình. Hằng ngày tôi xuống các xã hướng dẫn cho người nông dân trồng rau an toàn, trồng rau hữu cơ. Hai năm sống ở Hoà Bình đã tạo cơ hội cho tôi được học tiếng Việt và hiểu thêm về con người Việt Nam.
Anh Terada Yusuke là một thành viên rất tích cực của Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ). |
Người nông dân Việt Nam rất chăm chỉ và tốt bụng, họ đã giúp đỡ và chăm sóc tôi rất nhiều. Mỗi tuần, tôi đều giap lưu, ăn cơm với các gia đình khoảng 3 lần/tuần. Quãng thời giao lưu và trò chuyện với họ khiến tôi có một tình cảm sâu sắc với Việt Nam. Dường như giữa mọi người không tồn tại bất kỳ khoảng cách nào vậy.
- Đây có phải là lý do khiến anh trở thành thành viên của Hội người Việt Nam tại Nhật Bản?
Đúng vậy! Tôi có rất nhiều bạn bè người Việt Nam và Việt Nam giống như quê thứ hai của tôi. Chính vì thế, khi trở lại Nhật Bản tôi mong muốn tham gia vào hoạt động nào đó để trả ơn cho Việt Nam. Vì thế tôi tham gia Hội người Việt Nam tại Nhật Bản.
Hiện nay, Hội có 15 người và nhiều tình nguyện viên trên khắp các tỉnh thành tại Nhật Bản. Ngoài tôi, hội còn có 2 thành viên là người Nhật khác.
Anh Terada Yusuke hướng dẫn trồng rau an toàn, rau hữu cơ cho nông dân tỉnh Hoà Bình. |
Cung cấp thông tin hữu ích cho người Việt Nam tại Nhật Bản
- Là người quản lý dự án Kokoro, xin anh chia sẻ cụ thể về dự án này?
Đây là dự án hợp tác giữa Hội người Việt Nam tại Nhật Bản với báo Mainichi. Tôi là người bên VAIJ phụ trách dự án.
Trong những năm gần đây, sinh viên và người lao động Việt Nam đến Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn, rào cản như: phải trả phí dịch vụ cao cho đại lý môi giới dẫn đến phải vay nợ, đến Nhật Bản khi chưa được chuẩn bị đầy đủ hành trang... Ngoài ra, họ chỉ tìm được những công việc bán thời gian làm từ đêm đến sáng, không thể tốt nghiệp trường Nhật ngữ; bị giới thiệu đến nơi làm việc có môi trường không tốt, phải làm việc với mức lương thấp; không tiếp thu được kỹ năng và tiếng Nhật, lương thấp sau khi trở về nước...
Anh Terada Yusuke cùng các thành viên của Hội người Việt Nam tại Nhật Bản. |
Dự án Kokoro được ra đời với mong muốn cải thiện tình hình đó để mọi người có thể yên tâm tới Nhật Bản. Kokoro cung cấp thông tin hữu ích cho các thực tập sinh kỹ năng, du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản về các lĩnh vực như con người, văn hoá, cuộc sống, pháp luật, xã hội tại Nhật Bản. Công việc rất vất vả nhưng thật sự tôi rất vui vì nó giúp ích cho mọi người.
Anh Terada Yusuke giao lưu cùng người nông dân tỉnh Hoà Bình. |
- Anh có thể tiết lộ về kế hoạch của dự án trong thời gian tới?
Trong thời gian tới, dự án Simvang của VAIJ sẽ hoàn thiện hệ thống hotline để người dùng dễ dàng nhận tư vấn, cũng như nội dung tư vấn chính xác hơn.
Ngoài ra, VAIJ sẽ sử dụng các video để truyền đạt thông tin nhanh chóng, hiệu quả và sinh động hơn đến mọi thành viên. Đặc biệt, VAIJ giúp đỡ người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm, giới thiệu hệ thống hỗ trợ tìm việc qua các webseminar. Tôi sẽ tham gia kế hoạch thứ hai và thứ ba.
Còn về dự án Kokoro đang và sẽ triển khai cung cấp thông tin hữu ích cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng thông qua các video, clip (trên mạng Internet), chúng tôi muốn tạo ra các chương trình dễ xem và dễ hiểu cho khán giả.
Việt Nam là nơi luôn đầy ắp tình người sẽ mãi là mảnh đất trao cho tôi nhiều kỉ niệm đáng nhớ. 10 năm chưa gặp lại tôi rất nhớ người nông dân Hoà Bình. Hy vọng dịch COVID-19 qua đi, tôi có thể sang Việt Nam thăm lại mọi người và thưởng thức các món ăn Việt Nam đặc biệt là món bún chả, bánh mỳ, phở.
Vielfalt Vietnam e.V. giúp người Việt tại Đức giữ gìn truyền thống, hòa nhập cộng đồng Nguyễn Kim Phượng, SN 1990, tốt nghiệp Khoa tiếng Đức, Trường ĐH Hà Nội và học ngành báo chí - quan hệ công chúng tại Trường Westfälische Hochschule, Đức sau đó làm việc tại quốc gia này. Tính đến nay, cô đã ở Đức hơn 8 năm, công việc chính hiện tại là điều phối viên trong một tổ chức phi chính phủ ở Frankfurt am Main, chuyên về hỗ trợ người châu Phi và đang mở rộng ra các cộng đồng nhập cư khác. Ngoài ra, cô gái sinh năm 1990 và một người bạn của mình cũng thành lập một tổ chức phi lợi nhuận riêng mang tên Vielfalt Vietnam e.V.chuyên hỗ trợ người Việt tại Đức. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trò chuyện và chia sẻ với Nguyễn Kim Phượng về những hoạt động này. |
Cộng đồng người Việt tại Séc hỗ trợ 200 triệu đồng giúp nước sở tại chống dịch COVID-19 Vừa qua, trong các ngày 29/3 và 1/4, cộng đồng người Việt tại các địa phương vùng Bắc Séc (Ustí nad Labem - Ústecký kraj) đã tặng quà hỗ trợ nhân viên y tế trong khu vực với tổng giá trị gần 200.000 Korun (khoảng 200 triệu đồng Việt Nam) cho các bệnh viện của thành phố Chomutov và thành phố Kadaň. |
-Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
Nguồn bài viết : poker